Cách buông bỏ chấp niệm theo lời Đức Phật

Mục lục bài viết

Trong cuộc sống, chấp niệm có thể vô tình gieo vào lòng người, thậm chí đi theo con người cả cuộc đời. Bạn có thực sự hiểu chấp niệm là gì không, bạn có muốn Buông bỏ chấp niệm? Nếu không thì đừng bỏ lỡ những thông tin bổ ích trong bài viết này nhé.

Các cách buông bỏ chấp niệm
Các cách buông bỏ chấp niệm

Chấp Niệm Là Gì?

Chấp niệm chính là ý niệm cố chấp ngự trị trong lòng mỗi con người, rất khó để xóa nhòa. Khi là sự day dứt vì mắc phải sai lầm không đáng có, sự hối hận khi không hoàn thành được mục tiêu hay sự tiếc nuối khi vô tình vuột mất điều gì tốt đẹp.

Chấp niệm đè nén khiến con người nặng trĩu, mỗi khi nhớ đến lại thấy khó chịu, đau đáu trong lòng không biết bao giờ mới nguôi ngoai. Dù thời gian có qua đi, vẫn rất khó để con người có thể buông bỏ, xóa mờ đi dấu vết của chấp niệm. Đôi khi con người có thể đem sự thống khổ của chính mình mà vạ lây cho những người vô tội.

Con người có bao nhiêu loại chấp niệm?

Chấp niệm có nhiều nhưng con người hay có hai loại chấp niệm chính là tình cảm và sự nghiệp.

Chấp niệm về tình cảm:

Chấp niệm tình cảm có lẽ là nỗi đau lớn nhất cho những người mang nó, đó là cảm giác bất lực, đau đớn khi không có được người mình yêu thương hay sự day dứt khi vô tình đánh mất tình cảm chân thành của người khác,.. Nó tồn tại như một con dao sắc nhọn cứa vào trái tim đang tổn thương của con người. Sự tổn thương ấy có thể đánh gục con người bất cứ lúc nào, khiến họ rất khó có thể đứng dậy và đi tiếp.

Chấp niệm về sự nghiệp:

Chấp niệm về sự nghiệp có lẽ là loại chấp niệm dễ nhận thấy trong cuộc sống thường ngày. Đó là khi con người tự ti, buồn tủi, không cam lòng trước sự thất bại của bản thân, khi nhận ra mình chỉ là một con số không tròn trĩnh hay đôi bàn tay trắng, khi ngọn lửa đam mê về con đường công danh sự nghiệp, tiền tài địa vị đã bùng cháy mạnh mẽ rồi lại vụt tắt đi.

Nếu quá yếu đuối, người mang chấp niệm về sự nghiệp có thể bị nhấn chìm trong căng thẳng, ám ảnh, thậm chí là một kết cục tồi tệ

Nhưng không phải nơi đâu cũng tiêu cực, chấp niệm này còn tạo cho con người động lực để đứng dậy bước tiếp, học hỏi và trau dồi, tôi luyện con người đầy bền bỉ, quyết tâm, can đảm đương đầu mọi thử thách; có lối đi sáng tạo hơn và dễ dàng đạt được thành công.

Câu Chuyện Nhỏ Về Chấp Niệm

Thấy lọ kẹo nhỏ đầy màu sắc thật hấp dẫn, đứa bé thò cả bàn tay vào lấy một nắm to. Kết quả là tay nó mắc kẹt ở miệng lọ, làm thế nào cũng không ra, nó sợ òa lên khóc to. Ông nội thấy vậy liền chạy ra, chậm rãi nói: “Xem kìa! Cháu vừa không muốn bỏ lại số kẹo đó, lại vừa muốn rút tay ra, chi bằng biết đủ một chút, lấy ít đi một chút, nắm tay nhỏ lại tự nhiên sẽ có thể dễ dàng rút tay ra thôi!”

Con người đúng là như vậy, lúc nào cũng chỉ biết chiếm hữu mà lại khó lòng từ bỏ đúng lúc. Biết từ bỏ, không phải là dừng lại tất cả, mà là không đặt quá nặng hai chữ thành- bại, chữ được- mất,. Trong cuộc sống, để “được” cần đầu óc thông minh, còn muốn “bỏ” lại càng cần trí và cả chữ “dũng”.

Đức Phật Thuyết Giảng Chấp Niệm

Trong con mắt người bình thường, vạn sự vạn vật đều là vật thực. Con người luôn đánh giá sự vật bằng con mắt vốn có, không thể nào nhìn xuyên suốt, thấu đáo hoàn toàn. Cuộc đời lại đầy rẫy thị phi giăng kín lối làm con người thêm nghi hoặc, đau khổ lại không biết tự giải thoát chính mình.

Muốn thoát khỏi nỗi buồn phiền đè nén, chỉ dựa vào cái gọi là “thông minh tài trí” thì mãi cũng chẳng đủ, mà cần cả “dũng khí”, đó là cam đảm từ bỏ chấp niệm.

Từ bỏ điều gì có lẽ rất khổ cực, đặc biệt là cái chấp niệm dồn nén bao ngày, nhưng một ngày bạn sẽ phải học cách buông bỏ, tiêu sái đi về phía trước. Rồi một ngày mai, ta có thể thở phào nhẹ nhõm: “Cuối cùng ta cũng buông bỏ được người, cũng buông tha cho mình.”