Gỗ Trắc là một trong những loại gỗ thuộc nhóm quý hiếm hiện nay. Trắc đa dạng các loại cũng như các đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc. Vậy dựa vào đâu để có thể nhận biết gỗ Trắc và các phân loại cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu về Gỗ Trắc trong bài viết dưới đây.
Thông tin về Trắc
Tên khoa học: Dalbergia cochinchinensis.
Thuộc nhóm I, là nhóm gỗ quý nhất tại Việt Nam hiện nay.
Nguồn gốc: các nước Đông Dương nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
Ở Việt Nam, gỗ Trắc còn được gọi với cái tên Cẩm Lai Nam Bộ.
Phân bố chủ yếu tại các vùng miền Trung như Quảng Nam, Quảng Trị, đồng thời cũng mọc rải rác tại các khu vực Nam Bộ.
Là loài cây ưa sáng khi trưởng thành và đặc biệt thích bóng râm khi còn là cây non. Vỏ cây gỗ trắc khá nhẵn nhụi, có màu xám nâu đặc trưng và đặc biệt nhiều xơ.
Thường được trồng ở những khu vực có độ cao so với mặt nước biển từ 500m trở lên, sinh trưởng khá chậm do là loài ưa sáng.
Ưu điểm, nhược điểm của gỗ Trắc
Ưu điểm
- Bền: cây gỗ lớn với gỗ rất cứng, rất nặng, rất dai, chịu được mưa nắng rất tốt, không bị cong vênh, bàn ghế giường tủ đóng bằng trắc có thể tồn tại hàng trăm năm.
- Đẹp: Tom gỗ hay còn gọi là thớ gỗ sở hữu vân rất mịn, chìm nổi như đám mây, gỗ có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu khi lau chùi thì tinh dầu nổi lên rất bóng. Khi đốt lên sẽ nhận thấy mùi thơm dịu và tàn màu trắng ngà như tàn thuốc lá.
- Lành: Gỗ trắc rất lành, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Quý: Trắc là loại gỗ quý, có giá trị cao và ngày càng khan hiếm.
Nhược điểm
Gỗ Trắc chỉ có một nhược điểm duy nhất là xuống màu nhanh. khi chế tác gỗ có màu đỏ tươi nhưng sau 1 tháng gỗ sẽ chuyển sang màu nâu cafe. Tuy vậy cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.
Gỗ Trắc có mấy loại
Trắc đỏ
Trắc đỏ là loại cây gỗ lớn, gốc thường có bạnh vè, vỏ cây trắc đỏ thường có màu nâu nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đó thành đỏ nâu. Thường có màu đỏ cứng, chắc nịch, thớ gỗ tỏa ra mùi hương thơm nhẹ nên rất thu hút được sự quan tâm của nhiều gia đình trong các thiết kế nội thất, tạo không gian nổi bật, hiện đại, mới mẻ và thu hút.
Gỗ trắc đỏ là loại gỗ quý hiếm với số lượng khan hiếm trên thị trường, có giá trị kinh tế cao.
Trắc đen
Gỗ trắc đen nổi tiếng trên thị trường với màu sắc óng ánh, độ bền cao, hương thơm như gỗ cẩm lai, có vân đẹp, thân mọc nhiều gai to, vỏ mỏng, nhẵn. Tuổi thọ gỗ cao, không bị cong vênh, mối mọt. Mang lại cảm giác sang trọng, bề mặt láng mịn, ít bị dính bụi nên rất dễ để vệ sinh, lau chùi.
Tuy có giá thành thấp hơn trắc đỏ nhưng trắc đen lại không hề thua kém về giá trị sử dụng cũng như là chất lượng. Chính vì vậy, loại gỗ này cũng mang lại những giá trị rất cao trong thiết kế nội thất hay gia dụng: bàn ghế, giường, tủ,…
Trắc dây
Còn được biết đến với tên gọi khác là trắc gai. Gỗ trắc dây là loại gỗ sống tựa vào thân cây to khác để phát triển, vì thuộc họ nhà thân leo nên trắc dây phát triển chậm hơn. Một số gốc cây trong rừng già với tuổi thọ vài trăm năm cũng chỉ có đường kính tối đa khoảng 30 cm. Do kích thước hạn chế nên trắc dây có giá không cao, thường được ứng dụng làm các đồ nội thất đơn giản hay các đồ thủ công mỹ nghệ.
Tuy nhiên, đây cũng là loại gỗ trắc quý, độ bền cao, không bị nứt vỡ trong môi trường khô hanh, thường đường dùng để gia công, thiết kế mặt bàn, ghế,….
Trắc xanh
Gỗ trắc xanh là loại gỗ quý có khả năng chịu được lực va đập tốt nhất trong các loại gỗ trắc khác, gỗ này mang vẻ đẹp lung linh hơi huyền ảo, trong trẻo với màu xanh ngọc bích, có khả năng xua đuổi côn trùng dựa vào mùi thơm trên gỗ. Và điều đặc biệt ở loại gỗ này chính là vân gỗ sẽ đổi thành nhiều màu khi được chiếu ánh sáng vào, còn khi để trong bóng tối thì sẽ là màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp.
Chính vì vậy, gỗ trắc xanh được ứng dụng rất nhiều trong các thiết kế gỗ trắc: tượng, bộ ấm trà, đôn gỗ,…
Trắc vàng
Ở Việt Nam, gỗ trắc vàng mỏng nhiều ở các khu vừng thuộc Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Kon Tum,…. Gỗ trắc vàng là loại gỗ trắc có màu vàng để lâu xuống màu sẫm, có độ bền cao, vân đẹp, khả năng chịu lực lớn.
Mặc dù không đắt và có giá trị kinh tế cao như trắc đen hay trắc đỏ tuy nhiên đây cũng là loại gỗ trắc vô cùng quý hiếm.
Trắc Nam Phi
Nếu như những loại trắc trên có thể thấy nhiều ở Việt Nam, thì đây là loại gỗ được nhập khẩu từ các nước Châu Phi, gỗ trắc Nam Phi thường không có mùi thơm nhưng khá cứng, nặng và đường vân gỗ cũng rất đẹp nên cũng được ứng dụng rất nhiều trong các mỹ nghệ gỗ trắc.
Ứng dụng của gỗ Trắc
Với 4 tiêu chí hàng đầu “Bền – Đẹp – Lành – Quý” mà gỗ Trắc được nhiều thợ chế tác lành nghề lựa chọn sử dụng để tạo nên các sản phẩm đồ nội thất cũng như vật phẩm phong thuỷ, thờ cúng có giá trị cao.
Đặc biệt, tượng Phật Di Lặc bằng gỗ Trắc luôn mang vẻ đẹp khác biệt, càng nhìn ngắm lại càng mê mẩn. Các hình tượng này được các nghệ nhân tạc kĩ, khéo léo, thổi hồn vào từng tác phẩm. Một số hình tượng Phật Di Lặc từ gỗ Trắc là:
- Tượng Phật Di Lặc ngồi gốc Tùng
- Tượng Phật Di Lặc ngũ phúc
- Tượng Phật Di Lặc vác cành đào
Bàn thờ Thần Tài bằng gỗ Trắc liệu có bền không?
Gỗ trắc, với tính chất vô cùng bền bỉ và đáng tin cậy, không bị biến dạng hay bị tác động bởi thời tiết khắc nghiệt như mưa nắng. Mối mọt cũng không thể làm tổn hại gỗ này. Không chỉ giới hạn làm Bàn Thờ Thần Tài, mọi sản phẩm được chế tạo từ gỗ trắc đều có thể tồn tại hàng trăm năm mà không hề suy giảm chất lượng.
Thớ gỗ của gỗ trắc được chế tạo mịn màng, vân gỗ rõ nét và mạnh mẽ. Nhìn thẳng vào mặt gỗ, nó trông như những đám mây mềm mại. Mặc dù có mùi hơi chua nhưng không gây khó chịu. Gỗ trắc đứng trong hàng ngũ những loại gỗ quý nhất, với giá trị kinh tế vượt trội và thuộc nhóm 1 cao cấp của các loại gỗ quý.
Bởi vì gỗ Trắc là dòng gỗ quý hiếm do đó rất kén người sở hữu. Ngày nay, dưới bàn tay của các nghệ nhân đã chế tác ra những mẫu bàn thờ Thần Tài màu gỗ trắc đỏ, mẫu mã đẹp không kém gì gỗ Trắc mà giá cả lại phải chăng hơn. Nếu anh/chị đang có nhu cầu thỉnh bàn thờ Thần Tài giá rẻ thì hãy liên hệ với em qua sđt/zalo: 0965.999.463 để được tư vấn rõ hơn về kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với không gian của anh/chị.