Tranh trúc chỉ phòng thờ là một loại nghệ thuật tranh độc đáo tại Việt Nam đang được sử dụng rất phổ biến ở các không gian tôn nghiêm, sang trọng. Tuy nhiên, để hiểu hết được những ý nghĩa trong nét văn hóa nghệ thuật tranh trúc chỉ phòng thờ thì khách hàng cần nắm rõ thông tin về loại tranh nghệ thuật này. Vậy nguồn gốc hình thành, đặc điểm, ứng dụng của tranh trúc chỉ như thế nào? Xin mời quý khách hàng cùng Đồ Thờ Huyền Đức tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Tranh trúc chỉ là gì?
Nhiều người thắc mắc:Tranh trúc chỉ là gì?. Nếu như Washi (Hòa chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của ngưởi Nhật, Hanji (Hàn chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của người Hàn quốc (không chỉ cụ thể một loại nguyên liệu nào), thì Trúc Chỉ là từ để định danh một loại hình giấy- nghệ- thuật, nghệ- thuật- giấy mới của người Việt. Ý nghĩa của tranh trúc chỉ là hình tương cây tre/trúc là biểu tượng văn hóa và tinh thần Việt.
Trải qua quá trình “tôi luyện” một cách công phu, sản phẩm đã được các nghệ nhân chế tác nhờ vậy mà khoác lên mình những đường nét họa tiết mềm mại, uyển chuyển. Nhưng cũng rất tinh tế, chứa đựng ý nghĩa tâm linh, phong thủy của người Việt. Tranh phòng thờ có thể tạo ra sự sang trọng, hiện đại cho mọi không gian, đặc biệt là không gian thờ.
Nguyên liệu chính làm tranh trúc chỉ
Ngay từ cái tên ta cũng thấy được những nguyên liệu chính làm tranh trúc chỉ, cách làm tranh trúc chỉ đó là từ tre, trúc – sản phẩm đặc trưng của Việt Nam. Mỗi loại tre khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Thậm chí cùng một cây tre cũng cho những phẩm chất xơ sợi, màu sắc khác nhau tùy thuộc từng vị trí thân cây. Chẳng hạn phần gần gốc sẽ cho xơ sợi cứng thô hơn, phần ngọn xơ sợi mịn hơn nhưng kém độ bền, dai, phần thân giữa cho xơ sợi óng, dài, mềm mại…
Bắt đầu là chẻ nhỏ tre ra rồi phân loại ruột, vỏ, sau đó ngâm với nước vôi suốt đêm, rồi nấu 12 tiếng đồng hồ liên tục và cho vào máy nghiền thành bột giấy. Tiếp đó, đổ bột lên khuôn rồi cho vào máy ép khô nước.
Hình ảnh, hoa văn trên giấy được tạo bằng cách sử dụng bút nước ngay trên tấm giấy còn ướt, sau đó đem phơi khô. Điểm đặc biệt ở đây, mỗi sản phẩm là một độc bản bởi các họa tiết in chìm trên đó có nét nghệ thuật độc đáo riêng.
Ứng dụng của tranh trúc chỉ
Hiện nay, tranh trúc chỉ đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực trang trí nội thất. Cụ thể là:
- Sử dụng tranh trúc chỉ để trang trí bàn thờ tranh trúc chỉ
- Dùng làm vách ngăn trang trí cho phòng thờ và phòng khách
- Tăng tính nghệ thuật và mang lại nét sang trọng, tinh tế cho các không gian nội thất
- Dùng để tôn thêm giá trị tâm linh và thể hiện văn hóa tín ngưỡng của người Việt trong các địa chỉ du lịch tâm linh như chùa, chiền, nhà thờ danh nhân,…
Đặc biệt, tranh trúc chỉ được sử dụng treo trên ban thờ hay làm vách ngăn trúc chỉ cũng làm tăng tính linh thiêng của phòng thờ. Không gian phòng thờ không chỉ thêm sang trọng, hiện đại mà vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống dân tộc.
Lý do cần chọn mẫu tranh trúc phòng thờ phù hợp?
Tín ngưỡng thờ cúng đã từ lâu trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn của người dân Việt Nam. Trong quá trình lựa chọn trang thiết bị cho không gian thờ cúng, người chủ thường ưu tiên những vật phẩm phong thủy tạo sự ấm cúng và hiện đại. Sự chọn lựa tranh trúc sẽ thể hiện phong thủy đặc trưng của gia đình. Sự tương thích với phong thủy của bàn thờ đơn giản chỉ là những điều tốt lành, sự giản dị và gần gũi trong cuộc sống.
Các mẫu tranh trúc chỉ phù hợp với bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên
Ý nghĩa của hình hoa sen trong tranh trúc chỉ
Tranh tranh trúc chỉ hoa sen mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tỉnh thức, thanh khiết và khả năng nở hoa từ nơi bùn lầy, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, hoa sen còn là biểu tượng của những người có tấm lòng thiện ác, luôn hướng đến hành động thiện lương. Trong đạo Phật, hoa sen thường đại diện cho những người có lòng nhân ái, khoan dung và mong muốn cứu độ mọi chúng sinh.
Từ xưa, bàn thờ luôn là nơi thiêng liêng và quan trọng nhất trong mỗi gia đình. Để làm cho không gian bàn thờ trở nên trang trọng và ấm cúng hơn, thường sẽ sử dụng những bức tranh trúc chỉ kết hợp với hình ảnh hoa sen để thu hút may mắn và cung cấp năng lượng tốt cho ngôi nhà.
Tranh tranh trúc chỉ hình Mandala
Tranh tranh trúc chỉ hình Mandala, thường được gọi là tranh mạn đà la, là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo được tạo ra từ trúc chỉ. Họa tiết mạn đà la mang trong mình ý nghĩa tượng trưng của Phật giáo Kim Cương thừa, thể hiện tính chân thực và không có gì vượt qua được.
Mandala trong tiếng Phạn có nghĩa là một vòng tròn được kết nối bởi một trung tâm. Do đó, mạn đà la có thể được coi là một không gian tập trung trí tuệ và lòng từ bi cho cả vũ trụ. Nói cách khác, mô hình mandala được thiết kế để đánh thức sự nhận thức sâu bên trong mỗi người. Khi thực hành theo phương pháp mandala, thiền định trở thành trạng thái tinh thần cao nhất, và giác ngộ là sự hòa quyện của tâm trí với vũ trụ.