Văn khấn Mẫu chuẩn xác nhất khi đi chùa

Mục lục bài viết

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vào mỗi dịp lễ quan trọng như Tết Nguyên Đán, mọi người thường đi đến lễ chùa để cầu khấn hồng ân các vị thần Phật phù hộ cho gia đình và bản thân. Tuy nhiên, chùa là một nơi linh thiêng nên có những quy định căn bản mà mọi người cần phải tuân thủ theo. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những bài Văn khấn Mẫu chuẩn xác nhất khi đi thờ cúng tại chùa chiền.

Tòa Tam Thánh Mẫu là ai?

Tam Tòa Thánh Mẫu là người thần được thờ tại hầu hết các đền đài và lễ đường trong tín ngưỡng của Mẫu Tam – Tứ phủ. Gồm có ba vị Thánh Mẫu chính: Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn, và Đệ Tam Thoải Phủ.

Mẫu Thượng Thiên, hay còn được gọi là Mẫu Đệ Nhất, đảm nhiệm quyền lực trong việc điều khiển thiên nhiên, bao gồm mưa, gió, sấm chớp và quản lý Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, và Pháp Lôi. Mẫu Thượng Thiên thường được đặt ở giữa tam tòa, thường mặc áo đỏ đặc trưng, và lễ hội lớn nhất diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, với quyền lực quản lý rừng núi, là người thân thiết với con người, cây cỏ, và động vật hoang dã. Vì vậy, ở bất kỳ vùng có rừng núi nào cũng có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội Đền Đệ Nhị thường diễn ra vào ngày 20/9 âm lịch hàng năm, với hình ảnh của Mẫu ngồi bên tay trái và mặc áo màu xanh.

Mẫu Thoải, còn được gọi là Mẫu Đệ Tam hoặc Mẫu Thủy, có quyền lực quản lý miền sông nước và liên quan chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày của người dân. Thánh Mẫu Thoải thường được đặt bên tay phải của bàn thờ Tam Tòa, mặc áo trắng, và ngày hội của Mẫu Thoải là vào ngày 10/6 âm lịch hàng năm.

Văn khấn Mẫu chuẩn xác nhất khi đi chùa
Văn khấn Mẫu chuẩn xác nhất khi đi chùa

Ý nghĩa của việc cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Lễ cúng Tam Hòa Thánh Mẫu là một truyền thống tâm linh quý báu đã được kế thừa qua các thế hệ. Con người luôn hi vọng rằng qua việc tín ngưỡng và cầu nguyện, con người sẽ nhận được sự ủng hộ của thần linh và Thánh Mẫu, để mang lại may mắn trong cuộc sống và sự nghiệp.

Cách khấn Mẫu khi đi lễ chùa

Cách khấn khi đi lễ chùa
Cách khấn khi đi lễ chùa

Bên cạnh việc sửa soạn hay sắm sửa lễ vật đi chùa, những người đi lễ cần phải nắm rõ các quy định căn bản mà nhà chùa đưa ra. Khi đến dâng hương tại chùa, người hành lễ cần chuẩn bị lễ chay như hương, hoa quả chín, xôi chè… Việc sử dụng lễ mặn chỉ được cho phép khi ở khu vực thờ tự các vị Thánh, Mẫu chứ không được đặt ở Phật điện.

Khi đến chùa, các bạn nên hành lễ theo thứ tự sau :

  • Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ tại bàn thờ Đức Ông trước.
  • Sau khi đặt lễ vật tại bàn thờ Đức Ông, người đi lễ sẽ đặt lễ vật lên hương án của chính điện rồi thắp đèn nhang.
  • Khi thắp đèn nhang xong, tiếp tục đặt lễ tại chính điện rồi đi thắp hương ở tất cả các bàn thờ khác nhau của nhà Bái Đường.
  • Sau đó đi làm lễ ở nhà thờ Tổ rồi đến cuối buổi lễ hãy đến nhà trai giới để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì.

Mẫu một số bài văn khấn Mẫu lễ chùa chuẩn xác nhất

Bên cạnh việc sắm lễ đi lễ chùa, mỗi người cũng nên chuẩn bị cho mình một bài khấn để có thể thể hiện hết được tấm lòng và ước nguyện của mình. Dưới đây là một số bài văn khấn Mẫu ở chùa cụ thể và đầy đủ mà bạn nên tham khảo.

Văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu chuẩn xác nhất

Văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu
Văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hưởng tử (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………….

Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn đầy đủ nhất

Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn
Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ.

Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.

Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.

Hương tử con là …..

Ngụ tại …..

Nhân tiết …..Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ trì cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Khấn Thánh Mẫu Thượng Thiên

Khấn Thánh Mẫu Thượng Thiên
Khấn Thánh Mẫu Thượng Thiên

Khấn Thánh Mẫu Thượng Thiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hiện Thiên Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

Con kính lạy Mẫu Thượng Thiên Đức Chí Tôn.

Hương tử con là:…………………….

Cùng đồng gia quyến đẳng, nam nữ tử tôn…………………

Ngụ tại:……………………………….

Hôm nay là ngày…………..tháng…………..năm Canh Tý

Chúng con chắp tay kính lễ, khấu đầu vọng bái Mẫu Thượng Thiên. Cúi xin Thánh Mẫu Thượng Thiên, rủ lòng thương xót phù hộ độ trì cho chúng con được toàn gia an khang, bách sự như ý, vạn sự tốt lành.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa

Trang phục

Khi tới thăm các đình, chùa và các nơi linh thiêng, quý vị cần phải ăn mặc lịch sự và kín đáo. Tránh mặc quần áo có đường cắt ngang dưới nách, áo đan ô, váy ngắn, quần đùi… Nếu quý vị là Phật tử, thì cần mặc áo lễ khi vào chùa để thờ phượng Phật.

Lễ vật dâng cúng

Tuyệt đối không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Cũng không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền thật cúng không nên đặt trên hương án chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức. Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa, tín chủ cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

Cầu nguyện

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

Nguyên tắc ra, vào

Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.

Cách xưng hô

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Trên đây là các bài văn khấn Mẫu mà mọi người đều nên biết khi đi lễ chùa. Với bài viết này của Đồ thờ Huyền Đức, chắc hẳn bạn đã có thể có  cho mình những thông tin cần thiết để việc đi chùa thêm thuận lợi hơn và thể hiện được lòng thành của tín chủ.


Xem thêm