Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì? Đồ Thờ Huyền Đức

Mục lục bài viết

Bàn thờ gia tiên là nơi thành kính, tâm linh trong ngồi nhà. Vậy Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì ? Để giải đáp câu hỏi này, hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì
Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì

Bát Hương

Bát hương là vật phẩm thờ quan trọng được đặt trên bàn thờ và là phương tiện để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc của gia chủ đến các vị thần linh và ông bà tổ tiên. Để đảm bảo yếu tố tâm linh- phong thủy, bàn thờ gia tiên truyền thống thường được đặt 3 bát hương. Trong đó:

Bát hương chính giữa thờ Phật, thần linh- là những vị thánh tối cao và được người đời thờ cúng, kính trọng.

Bát hương bên trái tượng trưng cho Bà Cô, Ông Mãnh- là những người chết trẻ trong gia đình và dòng họ

Bát hương bên phải thờ ông bà, tổ tiên đã có công sinh thành, dưỡng dục bao đời con cháu, thờ cúng các cụ là ta đã hướng về nguồn cội, gốc gác của mình

Tam cấp gỗ kê bát hương

Đúng như tên gọi của nó, kệ tam cấp để bát hương dùng để phân biệt độ cao thấp khi đặt bát hương cho đúng nghi thức thờ cúng. Hơn nữa, tính thẩm mỹ của bàn thờ cũng cao hơn. Khi được đặt lên kệ hoặc tủ tam cấp, ba bát hương sẽ có vị trí cao hơn với các đồ thờ khác, làm nổi bật bát hương và việc thờ cúng cũng trở nên dễ dàng.

Mâm bồng

Mâm bồng là vật phẩm để chứa hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, vàng mã,.. khi thờ thần linh, tổ tiên mỗi ngày rằm hay dịp Tết. Mâm bồng được cấu tạo bởi hai bộ phận là chân đế và đĩa, đựng. Với bàn thờ kích thước nhỏ như bàn thờ Thần Tài- Thổ Địa thường đặt một mâm bồng bày biện ngũ quả. Tùy kích thước bàn thờ gia tiên mà có từ một đến ba chiếc mâm bồng. Nếu đặt ba mâm bồng, mâm kích thước lớn nhất đặt ở giữa đựng trầu cau, vàng mã; hai mâm kích thước nhỏ hơn đặt hai bên trái, phải với hoa tươi, trái cây được bày biện.

Chóe thờ

Chóe thờ là một chiếc hũ có hình dáng mô phỏng lại thạp đựng gạo ngày xưa thường xuất hiện trong nhà quan lại, địa chủ thời xưa. Chóe thờ được đặt trên bàn thờ gia tiên để đựng muối, gạo và nước sạch. Người Việt từ xưa đã tin rằng, ở bên kia thế giới, tổ tiên đã khuất của họ vẫn đang chung sống, sinh hoạt như ở dương thế. Vì vậy rất cần những món thiết yếu như muối gạo và nước sạch.

Đèn dầu

Đèn dầu hay còn gọi là đèn Hoa Kỳ, là loại đèn thắp lửa đốt bằng dầu hỏa. Trong mỗi gia đình Việt thời xưa, nhà nào cũng có ít nhất một chiếc đèn dầu để thắp sáng chính trong nhà. Đèn dầu trong thờ cúng vừa mang trọn yếu tố tâm linh và phong thủy. Vì vậy, chúng được đặt cao trên bàn thờ để thắp sáng, lấy lửa thắp hương trong các ngày lễ và ngày thương. Mỗi nén hương được thắp lên bởi ngọn lửa đèn dầu chính là một nhịp cầu vô hình kết nối tâm linh giữa hai thế giới Âm- Dương. Hơn nữa, ngọn lửa đèn dầu còn được coi như pháp khí bảo vệ, ngăn chặn các nguồn năng lượng xấu xâm nhập, xua đuổi tà ma khỏi không gian thờ linh thiêng.

Lọ Hoa

Lọ hoa là vật phẩm thờ không thể thiếu dùng để cắm hoa tươi trên bàn thờ gia tiên. Những bông hoa tươi, rực rỡ sắc màu lại tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng là món vật tinh thần mà con cháu dâng lên bàn thờ để bày tỏ tấm lòng đến các cụ. Ngoài hoa tươi, nhiều gia đình lựa chọn hoa sen đồng- tượng trưng cho sự trường tồn, bền bỉ để dâng lên bàn thờ.

Bát cúng

Bát cúng cơm được sử dụng trong ngày giỗ chạp hay ngày lễ Tết. Chúng thường được sử dụng để đựng cơm khi thực hiện nghi lễ cúng bái. Bát cúng biểu trưng cho linh khí trời đất rất đỗi thuần khiết và thanh sạch. Không chỉ để bày tỏ lòng thành của con cháu đến các vị thần linh, tổ tiên, bát cúng còn mang mong cầu cuộc sống ấm no,đủ đầy,..

Ấm trà cúng

Trong văn hóa tâm linh người Việt, các cụ dù đã ra đi nhưng ở thế giới bên kia, các cụ vẫn đang sống hàng ngày. Bộ ấm chén trà thờ cúng được dùng để pha và dâng thức trà thơm đến tổ tiên với ý nghĩa các ngài vẫn luôn sống mãi trong lòng con cháu, đó cũng chính là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Hơn nữa bộ ấm chén trà cúng cũng giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, uy nghiêm.

Bộ ngũ sự

Bộ ngũ sự là bộ khí cụ gồm 5 món được đặt trên bàn thờ gia tiên, nhà thờ tổ, đình chùa, đền miếu bao gồm: đỉnh đồng, đôi hạc đồng thờ cúng và đôi chân nến thờ.  Bộ ngũ sự như sợi dây kết nối hai cõi Âm- Dương, mang lại sự gắn kết giữa thần linh, ông bà tô tiên với con cháu, trong đó:

  • Lư hương dùng để đốt trầm hương, giúp lan tỏa hương thơm thanh sạch, thuần khiết, giúp con người nhẹ nhàng và hóa giải thù hận, đen tối trong tâm hồn
  • Chân nến có công dụng thắp sáng, mang lại sự ấm áp, uy nghiêm cho không gian thờ. Ngoài ra, đôi chân nến mang ý nghĩa âm – dương, nhật – nguyệt, giúp vạn vật sinh sôi nảy nở.
  • Đôi hạc thờ là biểu tượng của sự trường thọ, cao quý. Đôi chim hạc tọa trên lưng rùa mang khát vọng trường tồn, bảo vệ con cháu của tổ tiên.

Lộc bình

Lộc bình hay còn được gọi là lục bình có thân phình to, cổ thắt lại, miệng loe ra tức là lưu giữ bảo quản tài sản chảy trôi đi và thu hút tài lộc, vượng khí. Lộc bình là vật phẩm hội tụ đủ tinh hoa trời đất, vừa là sự hài hòa ngũ hành phong thủy lại hỗ trợ tương sinh và ngăn chặn mâu thuẫn, xung khắc trong gia đình. Với vẻ đẹp đó, lộc bình trở thành vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ.