Gà luộc là lễ vật cúng không thể không có mặt trên mâm cúng người Việt. Gà cúng phải đảm bảo cả về chất lượng thịt gà mà quan trọng cả hình thức, nếu bất cẩn có thể làm lòng thành bị giảm đi. Về hình thức, nhiều người vẫn thắc mắc Cách đặt gà cúng sao cho đúng. Cùng đọc bài viết của Đồ thờ Huyền Đức để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ gia tiên vào lễ giao thừa
Vào thời điểm đêm giao thừa đón năm mới, gà cúng được đặt trên một đĩa to, đã tháo dây buộc, đặt gà cúng hướng đầu ra đường để đón quan Hành khiển cai quản năm mới đi qua. Ngoài ra, đầu gà hướng ra ngoài đường còn để đón ánh sáng từ mặt trời vào nhà.
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ gia tiên vào ngày lễ, giỗ, rằm
Với những mâm cúng ngày lễ, giỗ, rằm,.. đầu gà nên hướng về bát hương. Đặt gà quay đầu ra ngoài nhìn đẹp về hình thức nhưng không mang về tâm linh. Bát hương đặt chính giữa, là linh hồn của bàn thờ: quay đầu gà về bát hương tức là hướng về các vị Thần Phật, tổ tiên. Ngoài ra đầu gà hướng về bát hương còn có ý nghĩa “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là miệng há, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên để ngồi chầu.
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Có thể đặt hướng gà cúng trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa tương tự bàn thờ gia tiên. Hoặc hướng đầu gà ra cửa chính, hướng đón quan Hành khiển. Để mong cầu linh nghiệm hơn, bạn có thể cho gà cúng ngậm một bông hoa hồng đỏ.
Lưu ý khi thắp hương gà
Tuyệt đối không dùng gà rán hay quay để thắp hương. Một con gà rán, quay có thể làm mất đi sự nghiêm cẩn, trái với phong tục thờ cúng truyền thống của người Việt.
Gà cúng tất niên không giống gà cúng đêm giao thừa, gà cúng giao thừa cần chuẩn bị rất kĩ. Để lời thỉnh cầu được linh nghiệm nhất, hãy chọn gà trống hoa, mới le te gáy, không khuyết tật, lông đỏ hoặc vàng đỏ, màu đơn dày và thẳng đứng, mỏ và chân càng vàng càng đẹp và phải chưa đạp mái (tức phải khỏe mạnh, tinh khiết)