Cách viết sớ dâng sao giải hạn

Mục lục bài viết

Để thực hiện lễ cúng dâng sao giải hạn, bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài vị thì tờ sớ dâng sao giải hạn cũng rất quan trọng và bạn cần đặc biệt chú ý tới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn Cách viết sớ dâng sao giải hạn chi tiết nhất để bạn tham khảo. Xem nhanh nội dung Sớ là gì? Sớ cúng sao là gì?

Danh sách các sao cần giải hạn

Nhóm sao xấu ( sao hạn – hung tinh) bao gồm các sao: La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch.

  • Sao la hầu: theo lí giải sao này xấu cho cả nam và nữ. Những ai bị sao này chiếu thường vướng phải chuyện liên quan đến luật pháp, bệnh tật, tai tiếng, hao mòn tiền bạc. Gia chủ cần chú ý vào tháng 1 và tháng 2 âm lịch bởi đây là tháng sao hạn nặng nhất.
  • Sao thái bạch: sao này cực kì xấu với nam giới, sao gây ảnh hưởng xấu nhất trong 9 sao. Sao thái bạch chiếu ai thì người đó hao tổn sức khỏe, hay bệnh tất. Tháng 2,5,8 âm lịch cần đề phòng.
  • Sao kế đô: sao khắc tinh với nữ giới. Sao đem đến ốm đau, bệnh tật, chuyện buồn, tang tóc. Sao này xấu nhất vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch.

Ngoài ra, nhóm sao tốt ( cát tinh) bao gồm các sao: sao thái dương, sao thái âm, sao mộc đức. Nhóm sao lưỡng tính còn lại là sao vân hớn, thổ tủ, thủy diệu.

Ý nghĩa của lễ cúng dâng sao giải hạn
Ý nghĩa của lễ cúng dâng sao giải hạn

Tại sao phải cúng sao giải hạn?

Gia chủ bị các hung tinh – sao hạn chiếu luôn gặp phải nhiều trắc trở, khó thuận lợi, hao tổn sức khỏe, tiền tài, thậm chí còn nguy hiểm cả tính mạng. Vì vậy, để giảm bớt được phần nào những tai ương do sao hạn mang đến, người ta thường làm lễ cúng sao giải hạn.

Bố cục của 1 lá sớ

  • Phần phi lộ: Ở lá sớ cúng sao là chữ “phục dĩ”, đây là phần phi lộ mà hầu hết các tờ sớ đều có. Thông thường phần phi lộ là một câu văn biền ngẫu được viết theo thể phú và có nội dung liên quan tới lá sớ.
  • Phần ghi địa chỉ: Phần này sẽ tiếp lời phần phi lộ và thường được mở đầu bằng 2 chữ “viên hữu”, sau đó là “Việt Nam quốc,… tỉnh,… huyện,… xã,… thôn”. Tiếp theo là 2 chữ “y tu” hoặc “nghệ vu” ở cuối hàng địa chỉ. Đầu cột tiếp theo là chỗ để ghi nơi tiến sớ (là nơi mà bạn dâng sớ).
  • Phần nêu lý do dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng hai chữ thượng phụng nằm dưới tên đền, chùa của phần 2.
  • Phần ghi họ tên người dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng câu: Kim thần tín chủ (hoặc đệ tử) tiếp theo viết họ tên người dâng sớ, có vài loại sớ thì ghi thêm cả tuổi, bản mệnh, sao gì, cung bát quái nào (ví dụ sớ cúng sao đầu năm). Nếu sớ ghi nhiều người, hoặc thay mặt cho cả gia đình thì bao giờ cũng có chữ đẳng, ví dụ hiệp đồng toàn gia quyến đẳng. Kết thúc phần này là mấy chữ: tức nhật mạo (hoặc ngương) can Mấy chữ này, cùng hai chữ y vu ở trên nhà in sớ không in mà người viết phải tự điền vào.
  • Phần tán thán: Đây là phần giải thích rộng hơn lý do dâng sớ. Phần này sẽ kết thúc bằng câu “Do thị nguyệt cát nhật, sở hữu sớ văn kiền thân thượng tấu”.
  • Phần thỉnh Phật Thánh: Mở đầu bằng 2 chữ “cung duy”, tiếp đó là Hồng danh của các ngài. Dưới mỗi Hồng danh là chữ “tòa hạ” dành cho Phật hay “vị tiền” dành cho Thánh, Thần và các bộ hạ của các ngài.
  • Phần thỉnh cầu: Được mở đầu bằng chữ “phục nguyện”. Tiếp đến là đoạn văn biền ngẫu thể hiện sự mong muốn được các bậc bề trên ban ân huệ cho bản thân, gia đình. Kết thúc phần này là câu “Đãn thần hạ tình vô nhậm, kích thiết bình doanh chi chí, cẩn sớ”.
  • Phần cuối: Ghi ngày, tháng, năm, thậm chí là cả giờ và kết thúc bằng câu “Thần khấu thủ thượng sớ”.
Cách viết sớ cúng dâng sao giải hạn chi tiết nhất
Cách viết sớ cúng dâng sao giải hạn chi tiết nhất

Chi tiết cách viết sớ cúng sao giải hạn

Tinh huy nan hoán hoàng hoàng nan trắc nan danh nhân xứ dương môn lục lục hữu lượng hữu đảo phàm tâm bất cách

Viên hữu:…

Việt Nam quốc:…

Phật cúng giàng

…Thiên tiến lễ

Nhương tinh giai hạn cầu gia nội bình an sự

Nhương chủ:…

Tam quang phổ thân nhất ý ngôn niệm thần đẳng sinh phùng đế vượng tinh bẩm thiên lương bán hoàng duy hạn ách quỳ quỳ khủng ác diệu hoặc gia cảnh cảnh cúng dường.

Nguyên cung trần bái đảo chí nghi nguyên đạo trường sinh chi phúc kim tác đầu thành ngũ thể tịnh tiến nhất tâm

Cụ hữu sớ văn kiền thân

Thượng tấu:

Trung thiên tinh chúa Bắc cực tử vi trương sinh đại đế Ngọc bệ hạ

Tả nam tào lục ty diên thọ tinh quân Thánh tiền Hữu bắc đẩu cửu hoàng giai ách Tinh quân Thánh tiền

Thiên đình cửu cung bát cửu diệu ngũ hành Đẩu số tinh quân

Tôn tinh đồng thuỳ chiếu giám phúc nguyện

Tử vi chiếu mệnh thiên phủ phù cung bảo mệnh vị thiên tài thiên thọ thiên tương đồng, vũ khúc dĩ phù trì sứ thân cung hoá lộc hoá quyền hoá khoa Đối văn xương chi thọ vực, tam tai tống khứ, tứ thời vô hạn ách chi ngu, ngũ phúc hoàn lai bát tiết hỷ thần thanh long chi tả phụ.

Tử tôn quan đới phu thê lộc tồn ác diệu bôn đằng cát tinh biền tập

Đãn thần hạ tình vô nhậm khích thiết bình doanh chi chí

Thiên vận: niên… nguyệt…

Nên làm lễ giải sao hạn tại gia hay ở chùa?

Việc làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng. Các chùa gần đây tổ chức việc cúng sao để làm lễ cầu an cho dân chúng được bình tâm, coi đó là cơ hội để giáo hóa dân chúng về đạo Phật, về luật Nhân – Quả, để mọi người năng làm việc thiện, bỏ làm việc ác, hướng tâm về thiện…

Việc thờ cúng cốt ở thành tâm, nhiều người tự cúng sao giải hạn ở nhà cũng không có vấn đề gì. Chẳng cần phải mâm cao cỗ đầy, chẳng cần phải mời thầy về cúng, gia chủ thành tâm biện lễ, tùy theo điều kiện của gia đình mà cúng cầu… ấy rồi mọi sự cũng qua.

Những lưu ý khi làm lễ dâng sao giải hạn

  • Chọn ngày lành để cúng
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ cúng
  • Nghi Thức Dâng Sao Giải Hạn
  • Không gian cúng ở nhà hoặc ngoài trời

Xem thêm: