Kinh nghiệm mở quán Trà sữa đắt khách

Mục lục bài viết

Kinh doanh mặt hàng trà sữa hiện đang rất hot trên thị trường hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, nhiều người có mong muốn kinh doanh trà sữa lại không biết bắt đầu từ đâu, cần chuẩn bị những gì, bí quyết nào để thành công. Dưới đây là những Kinh nghiệm mở quán Trà sữa mà bạn nhất định không thể bỏ qua.

Kinh nghiệm mở quán Trà sữa đắt khách
Kinh nghiệm mở quán Trà sữa đắt khách

Xác định đối tượng khách hàng

Xác định đối tượng khách hàng
Xác định đối tượng khách hàng

Rất nhiều bạn chủ quán khi tìm hiểu về mở quán trà sữa cần những gì thường bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đây là yếu tố then chốt quyết định 99% những gì bạn làm sau này.

Nếu bạn dự định mở quán trà sữa, khách hàng tiềm năng của bạn là:

  • Học sinh sinh viên: Trong giới trẻ hiện nay, trà sữa đang là 1 món đồ rất Hot với mức giá không quá đắt. Chính vì vậy, đối tượng này chiếm khoảng 60% tập khách hàng của bạn và hay đi theo nhóm.
  •  Các cặp đôi và gia đình: Chiếm khoảng 30% lượng khách của bạn (tùy địa điểm). Lượng khách này thường tập trung vào buổi tối và các ngày nghỉ, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu để phục vụ tốt nhất.

Vững vàng về tài chính

Vững vàng về tài chính
Vững vàng về tài chính

Tài chính vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi chuẩn bị mở quán. Bạn nên xác định số tiền mình dự định đầu tư trước, từ đó phân phối vào các khoản cho hợp lý:

  • Chi phí thuê địa điểm nếu chưa có (thường tính theo kì hạn tối thiểu 6 tháng)
  • Chi phí thiết kế quán
  • Chi phí sửa sang quán nếu cần
  • Chi phí trang bị trang thiết bị cần thiết cho quán
  • Các chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế
  • Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí marketing..

Đặc biệt, bạn nên chuẩn bị số tiền dự phòng để có thể duy trì hoạt động quán trong thời gian đầu khai trương. Vì giai đoạn đầu thường là giai đoạn thu hút khách hàng, bạn sẽ phải chi nhiều tiền cho quảng cáo và các chương trình khuyến mãi hơn trước khi quán đi vào ổn định. Vì vậy, hãy chuẩn bị vững vàng về tài chính.

Máy móc, dụng cụ pha chế trà sữa gồm những gì?

Máy móc, dụng cụ pha chế trà sữa gồm những gì?
Máy móc, dụng cụ pha chế trà sữa gồm những gì?

Chắc hẳn các bạn cũng biết, mở quán trà sữa thì không thể không có máy móc, dụng cụ pha chế. Nhưng không phải ai cũng biết mở quán trà sữa cần những máy móc loại nào và đầu tư hết bao nhiêu?

  • Máy dập nắp hộp trà sữa tự động: 12 triệu đồng.
  • Bình ủ trà sữa: dung tích 12 lít bạn sẽ cần bỏ ra chi phí là 1 triệu đồng. Bạn nên đầu tư 2-3 bình ủ để có thể sử dụng lúc đông khách giờ cao điểm.
  • Nồi nấu trà sữa: Đây là một trong những vật dụng không thể không có cho mọi quán trà sữa.
  • Máy xay đá
  • Máy làm lạnh trà sữa: sẽ giúp bạn làm lạnh nhanh chóng và bảo quản trà tốt hơn. Chi phí đầu tư cho một chiếc máy làm lạnh đồ uống là khoảng 20 triệu đồng.
  • Máy làm đá: Nếu bạn không muốn mua đá lẻ ở bên ngoài thì hãy đầu tư cho quán một chiếc máy làm đá. Trà sữa thì không thể không có đá được.
  • Máy đo định lượng đường: Để giúp cho cốc trà sữa bạn pha được chuẩn vị 100% thì hãy sử dụng máy đo định lượng đường để đo đúng lượng đường theo công thức chuẩn cho một cốc trà sữa. Hoặc bạn có thể sử dụng các vật dụng đơn giản như chén, muỗng để đong định lượng đường cho chuẩn.

Menu trà sữa đa dạng các loại vị

Menu trà sữa đa dạng các loại vị
Menu trà sữa đa dạng các loại vị

Khi lên menu để mở quán trà sữa, bạn nên có nhiều loại hương vị và loại topping cho trà sữa để khách hàng thoải mái lựa chọn.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm kinh doanh trà sữa của nhiều người đi trước, để thu hút được khách hàng thì ngoài trà sữa bạn nên kết hợp bán thêm một số đồ ăn vặt được yêu thích như khoai tây, khoai lang chiên, sữa chiên, nem rán, nem nướng, xúc xích, hạt hướng dương… để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng.

Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán

Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán
Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán

Kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, bạn có thể bị kiểm tra hành chính về chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu tạo sản phẩm, giấy phép kinh doanh,… Vì thế, nếu kinh doanh quán trà sữa theo hình thức nhượng quyền, độc quyền với quy mô vừa và lớn các bạn cần hoàn tất đầy đủ các giấy tờ pháp lý trước khi mở quán.

Lựa chọn mặt bằng tiềm năng

Lựa chọn mặt bằng tiềm năng
Lựa chọn mặt bằng tiềm năng

Nếu bạn có một địa điểm đẹp để mở quán thì việc thu hút khách hàng sẽ dễ dàng hơn nhiều. Có 2 loại hình thức địa điểm để mở quán bán trà sữa:

  • Sử dụng mặt bằng có sẵn để kinh doanh
  • Thuê mặt bằng bên ngoài

Các vị trí đẹp, thu hút khách tốt là:

  • Gần các trường học, khu ký túc xá, khu trọ…
  • Gần khu vực chung cư, khu tập thể đông dân cư…
  • Gần các khu vui chơi giải trí, công viên, các con phố đi bộ, những cung đường đông đúc người qua lại

Nhân sự cho quán trà sữa

Nhân sự cho quán trà sữa
Nhân sự cho quán trà sữa

Nếu kinh doanh với quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình làm tất cả các công việc như nhận order của khách, pha chế, phục vụ, dọn dẹp quán,… Tuy nhiên, nếu mở quán trà sữa với quy mô lớn hơn, bạn cần phải thuê nhân viên hỗ trợ.

Lúc này, nhân viên chính là người thay bạn thực hiện các công việc trên. Để đảm bảo hiệu suất kinh doanh, bạn cần đào tạo nhân viên để đảm bảo rằng họ có thể pha chế các loại trà sữa trong menu và cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

Sau khi tìm được nhân viên phù hợp, bạn cũng cần quan tâm xây dựng văn hóa làm việc cũng như những phúc lợi, lương thưởng cho nhân viên. Mức lương phù hợp cho nhân viên phục vụ quán trà sữa toàn thời gian dao động từ 5-8 triệu/tháng. Đối với nhân viên làm bán thời gian, mức lương bạn cần trả cho họ là 12- 15k/giờ.

Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa

Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa
Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa

Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa hay cafe không chỉ để uống nước mà còn để check-in. Vì vậy quán trà sữa trang trí đẹp, lung linh khi lên hình chắc chắn sẽ thu hút nhiều người. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình.

Nếu quán bạn hướng tới những đối tượng gồm sinh viên, học sinh thì nên thiết kế quán theo phong cách TEEN, trẻ trung, sáng tạo. Còn hướng đến đối tượng là các cặp đôi và gia đình thì không gian lãng mạn và ấm cúng sẽ phù hợp hơn rất nhiều.

Kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công

Nếu bạn đang tạo dựng một quán trà sữa, điều cần thiết không thể thiếu là khả năng pha chế trà sữa. Nhiều người có thể nghĩ một cách sai lầm rằng kinh doanh đơn giản là việc đầu tư, thuê nhân viên và sau đó thảnh thơi nơi một góc quán. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bạn có thể dự phòng những tình huống không lường trước.

Dễ hiểu rằng không ai sẽ phục vụ bạn mãi mãi. Một ngày nào đó, nếu nhân viên chủ chốt pha chế trà sữa tại quán của bạn đột ngột xin nghỉ việc, bạn sẽ phải đối mặt với tình thế khó khăn đó. Đặc biệt nếu công thức pha chế trà sữa của họ đang rất được yêu thích, khách hàng cũng sẽ không chờ đợi mà tìm đến quán khác.

Để đảm bảo quán trà sữa của bạn tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, việc học cách pha chế trà sữa là điều không thể thiếu. Có ba cách để bạn có thể học:

  • Tham gia một khóa học pha chế chuyên nghiệp.
  • Tìm hiểu công việc tại một cửa hàng trà sữa đã được thừa nhận trong ngành.
  • Cân nhắc việc mua quyền kinh doanh của một thương hiệu trà sữa có tiếng.

Lên kế hoạch tiếp thị cho quán trà sữa

Lên kế hoạch tiếp thị cho quán trà sữa
Lên kế hoạch tiếp thị cho quán trà sữa

Khi đã giải quyết được những vấn đề ở trên, đây là lúc bạn cần lên kế hoạch tiếp thị, quảng bá cho quán trà sữa của mình. Phân tích hầu hết kinh nghiệm mở quán bán trà sữa thành công cho thấy, các chiến lược quảng bá online, offline cần được thực hiện trước ngày khai trương từ 1-2 tuần và triển khai liên tục trong quá trình kinh doanh sau này.

Các hành động quảng bá online: Xuất hiện trên các MXH phổ biến trên Instagram, Facebook và các kênh đặt đồ uống online của giới trẻ như Now, Foody, timdiadiem,…

Các hành động quảng bá offline: Phát tờ rơi, tặng bóng bay, giảm giá bán, tổ chức sự kiện, mời người nổi tiếng đến dự ngày khai trương. Ngoài ra, các bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ cá nhân của mình để thực hiện các chương trình marketing truyền miệng, kêu gọi mọi người đến quán dùng sản phẩm,…

Trên đây, Đồ Thờ Huyền Đức đã chia sẻ tất tần tật những kinh nghiệm để mở quán trà sữa hay các mặt hàng đồ uống như cafe, nước ép hoa quả,…Những kinh nghiệm trên là rất quan trọng, tuy nhiên, yếu tố về thẩm mỹ và phong thủy cũng đóng góp một phần quan trọng không kém để thu hút khách hàng và bàn thờ Thần Tài là không thể thiếu cho cửa hàng kinh doanh đồ uống, chiêu tài kích lộc cho cửa hàng.

Cách đặt bàn thờ Thần Tài cho quán trà sữa

  • Ban thờ nên đặt hướng ra cửa chính, nếu không có chỗ dựa thì quay ngang. Tránh để bàn thờ Thần Tài quá sâu bên trong cửa hàng.
  • Khi mới lập bàn thờ Thần Tài, nên thắp hương nhang liên tục trong khoảng 100 ngày để bàn thờ tụ lộc. Không nên vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ bởi sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tụ lộc. Vì những ngọn đèn đó sẽ giống như những ngọn Hải Đăng soi và dẫn đường cho các vị Thần giáng xuống trần. Liên tục trong 100 ngày đó mỗi sáng đều phải thay nước và thắp một nén nhang.
  • Ngoài ra, cần lưu ý rằng bàn thờ Thần Tài cần được bảo quản và giữ sạch sẽ. Gia chủ nên dành thời gian và quan tâm để chăm sóc bàn thờ, vệ sinh và làm mới nó đều đặn.

Để biết chi tiết hơn về vị trí đặt bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy cho quán trà sữa, hãy tham khảo tại đây: Bàn thờ Thần Tài Ông Địa nên đặt ở đâu để kích tài lộc

Nếu bạn cần tư vấn về hướng đặt bàn thờ Thần Tài quán trà sữa, vị trí đặt bàn thờ phong thủy hay các mẫu bàn thờ Thần Tài phù hợp với không gian quán ăn, hãy liên hệ với em qua sđt/zalo: 0965.999.463 để được tư vấn một cách chi tiết nhất.


Xem thêm: