Lý giải về ngũ hành và các quy luật ngũ hành tương khắc, tương sinh

Mục lục bài viết

Âm dương ngũ hành được biết là một học thuyết theo triết học phương Đông cơ bản về vũ trụ. Tuy nhiên lại có thêm sự thiên biến vạn hóa vi diệu và được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống con người. Học thuyết này được ứng dụng trong tử vi, phong thủy, nhân tướng học. Ngoài ra còn nhiều bộ môn khác như là thiên văn học. Vậy Quy luật ngũ hành là gì?

Lý giải về ngũ hành và các quy luật ngũ hành tương khắc, tương sinh
Lý giải về ngũ hành và các quy luật ngũ hành tương khắc, tương sinh

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là gì?

Theo triết học cổ đại Trung Hoa, người xưa đã phát hiện ra và tin tưởng rằng mọi vật trên Trái Đất đều được sinh ra từ 5 loại vật chất chính là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Và 5 yếu tố ấy được gọi là ngũ hành. Ngũ hành luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống con người, là tương tác tạng phủ bên trong cơ thể, là sự vận động và phát triển không ngừng của thiên nhiên, là chuyển hóa vật chất.

Đặc điểm chính của ngũ hành là luôn lưu hành, luân chuyển đồng thời biến đổi không ngừng nghỉ. Ngũ hành không bao giờ mất đi mà luôn tồn tại song hành theo không gian và thời gian, tựa như nền tảng và động lực để vũ trụ sinh sôi và phát triển.

Đặc tính của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

Đặc tính của Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ
Đặc tính của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

Kim: là “tòng cách”, tòng nghĩa là thuận, phục tùng; cách nghĩa là biến đổi, cải cách. Đặc tính của mệnh Kim có thể mềm, cứng có thể dài ra nhỏ lại, đàn hồi vô cùng linh hoạt.

Mộc: là “khúc trực”, khúc là thẳng, vươn lên. Đặc tình của Mộc là là thẳng mà vươn cao, Mộc có thể hấp thu khí của Thủy Thổ, trưởng thành và phát triển.

Thủy: là “nhuần hạ”. “Nhuần” có nghĩa là thấm ướt, “hạ” có nghĩa là hướng xuống dưới. Đặc tính của Thủy là thấm ướt xuống dưới, đại diện cho sự thông minh, linh hoạt, tính thiện.

Hỏa: chủ về đức lễ. Hỏa là “viêm thượng”. “Viêm” có nghĩa là phát nhiệt; “thượng” có nghĩa là bốc lên. Đặc tính của Hỏa là phát nhiệt bốc lên trên, có khả năng giữ ấm, giữa nhiệt, chế luyện kim loại, có tính gấp gáp.

Thổ: chủ về đức tín. Thổ là “giá sắt”. Trồng trọt là “giá”, thu hoạch là “sắt”. Đất có thể chứa muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục nên là mẹ của muôn vật. Vì là mẹ nên có tính đôn hậu.

Các quy luật hoạt động của ngũ hành

Các quy luật hoạt động của ngũ hành
Các quy luật hoạt động của ngũ hành

Quy luật ngũ hành tương sinh

Xét về ý nghĩa, “tương sinh” có nghĩa là cùng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau để sinh trưởng và phát triển. Trong hệ thống của ngũ hành tương sinh bao gồm 2 phương diện khác nhau. Một là cái sinh ra nó và hai chính là cái nó sinh ra, hay gọi đơn giản là mẫu và tử.

Quy tắc của tương sinh chính là:

Mộc sinh Hỏa: Cây khô nhóm nên lửa. Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt. Hành Mộc tương sinh, hỗ trợ để hành Hỏa có thể phát triển tốt.

Hỏa sinh Thổ: Hỏa thiêu đốt các loại vật chất sẽ sinh ra tro bụi, tro bụi đó rơi vào đất, bồi đắp để đất dày lên. Hành Hỏa giúp hành Thổ sinh đôi và nhân rộng.

Thổ sinh Kim: Kim loại tồn tại trong đất, nhờ đất mà có thể hình thành và mang hình dáng tuyệt đẹp, quý giá.

Kim sinh Thủy: Kim loại sau khi nóng chảy tạo thành thể lỏng. Que Càn (chứa Kim) đại diện cho trời, mà trời lại tạo ra mưa nhờ đó mà vạn vật sinh sôi nhờ nước để sống.

Thủy sinh Mộc: Nước chứa những chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống và phát triển cho cây. Cây cối luôn cần có nước để duy trì sự sống.

Quy luật ngũ hành tương khắc

Ngược lại với tương sinh, có thể thấy quy luật tương khắc có nghĩa là sự vật này sẽ khắc chế, bài trừ, đối lập, hạn chế sự phát triển của một sự vật khác. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị diệt vong. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc.

Nguyên lý thể hiện như sau:

Thủy khắc Hỏa: Nước gặp lửa sẽ bị dập tắt.

Hỏa khắc Kim: Kim loại khi gặp lửa sẽ bị nóng chảy.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm công cụ chế tạo khoan, cưa… có thể cưa đổ cây, đốn gục cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.

Thổ khắc Thủy: Đất hút hết nước và ngăn chặn dòng chảy của nước.

Quy luật Ngũ hành phản sinh

Tương sinh là quy luật phát triển, giúp đỡ lẫn nhau nhưng nhiều quá sẽ không tốt và thậm chí gây nên phản tác dụng. Từ đó xuất hiện nên Ngũ hành phản sinh, cụ thể như sau:

  • Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.
  • Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
  • Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều thì Hỏa sẽ gây hại.
  • Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều thì Mộc bị cuốn trôi.
  • Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Quy luật ngũ hành phản khắc

Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc. Nguyên lý của ngũ hành phản khắc:

  • Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy.
  • Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
  • Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.
  • Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
  • Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.