Bà Cô Ông Mãnh là ai? Tại sao phải thờ Bà Cô Ông Mãnh

Mục lục bài viết

Thờ cúng, thắp hương tổ tiên là nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của con người Việt Nam. Qua đó thể hiện sự tôn kính, biết ơn của con cháu đến các ông bà tổ tiên đã khuất. Trong dòng họ, người ta thường nhắc đến việc thờ Bà Cô ông Mãnh, nhưng hai nhân vật này vẫn là điều mà nhiều người thắc mắc. Vậy bà Cô ông Mãnh là ai, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bà Cô Ông Mãnh là ai trong dòng họ?

Bà Cô Ông Mãnh là gì? Trong văn hóa tâm linh người Việt, Bà Cô Ông Mãnh là những người chết trẻ trong gia đình, dòng họ. Vì chưa tận số nên linh hồn họ vẫn chưa thể siêu thoát, tái sinh mà vẫn lưu luyến ở trần gian.

Bà cô hay còn được gọi là Bà Cô Tổ hay Bà Tổ Cô là người trong gia đình, dòng họ đã ra đi từ độ tuổi 12- 18, chưa lấy chồng. Vì số chưa tận nên sau khi chết, Bà Cô nhận nhiệm vụ quán xuyến, theo dõi và hỗ trợ công việc của con cháu trong dòng họ, phù hộ độ trì cho các thành viên khỏi tà ma ngoại đạo, giảm hạn cho cuộc sống con cháu yên bình, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn.

Nhưng không phải những người con gái chết trẻ nào cũng thành Bà Tổ Cô, chỉ những vong linh nơi cõi âm, có duyên và căn cơ tu tập đạo Phật, đạo Phật, đạo Mẫu mới có thể trở thành Bà Tổ Cô

Ông Mãnh hay còn được gọi là Mãnh Tổ. Họ là những nam nhân mất ở độ tuổi từ 13 trở lên, chưa lập gia đình hoặc những người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi. Ông Mãnh Tổ là người giám sát quản lý, giúp đỡ các vong linh của dòng họ dưới địa phủ. Mãnh Tổ có thể đảm nhiệm 2 chức vụ ở nơi địa ngục là Phán Quan hoặc Hành Sau. Bởi vậy mà khi trong gia đình có người thân mất đi, khi cúng 49 hoặc 100 ngày người ta thường viết sớ gia tiên dâng lên thỉnh lên ông Mãnh Tổ với nguyện ước Ngài sẽ giúp đỡ cho con cháu thuận lợi, bình an vượt qua những kiếp nạn nơi địa ngục tối tăm, lạnh lẽo.

Tìm hiểu chi tiết về bà Cô ông Mãnh
Tìm hiểu chi tiết về bà Cô ông Mãnh

Tại sao Bà Cô Ông Mãnh nên có bát hương thờ riêng?

Đối với những gia đình, dòng họ có những linh hồn bà Cô Ông Mãnh chưa siêu thoát, việc lập bàn thờ riêng là rất cần thiết. Hơn nữa, nếu được thành tâm cúng bái, các linh hồn được an ủi và họ sẽ thấy được tấm lòng thành và phù hộ cho gia chủ.

Do khi mất còn nhỏ tuổi nên các Ngài thường không dám về hưởng lộ cùng các cụ, ong bà tổ tiên lớn tuổi nên thờ Bà Cô Ông Mãnh phải đặt bát hương riêng

Bát hương bà cô ông mãnh đặt bên nào cho đúng chuẩn nhất?

Nếu gia chủ có điều kiện, có thể đặt bàn thờ riêng cho Bà Cô Ông Mãnh. Nhưng nếu không có điều kiện hay không muốn thờ cúng rườm rà, bạn hoàn toàn có thể lập bàn thờ chung với các cụ tổ tiên và đặt bát hương riêng.

Trên bàn thờ chung bày trí ba bát hương là hợp lý nhất một bát thờ thổ công, một bát thờ tổ tiên và một bát để thờ bà Cô ông mãnh Tổ. Bát hương thờ thổ công là bát hương to nhất đặt ở giữa, cao hơn các bát hương còn lại. Khi thắp hương cũng thắp bát hương thổ công trước rồi đến hai bát còn lại  vì đây là sự phân chia giữa thần linh và dân thường.

Bát hương thờ tổ tiên được đặt bên trái cách đều nhau 10 cm với bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh ở bên phải.

Lưu ý khi thờ cúng Bà Cô Ông Mãnh

Thời gian cúng bái: Bà Cô Ông Mãnh thường được thờ cúng cùng vào ngày lễ tết hay giỗ chạp vì vào ngày thường hay vướng phải đại kỵ.

Việc cúng bái Bà Cô Ông Mãnh cũng phải thực hiện cẩn thận theo đúng nghi lễ, tránh những rủi ro không may xảy ra, vì điều này có thể phạm phải đại kỵ, hiệu quả cúng bái cũng sẽ giảm đi.

Bát hương thờ tổ tiên tuyệt đối không thờ chung tổ tiên họ hàng hai bên nội ngoại được mà phải riêng biệt.

Người thờ cúng nên là chủ gia đình, khi thờ chú ý trang phục sạch sẽ, gọn gàng, trang trọng, giữ một tấm lòng thành kính tới các Ngài.

Văn khấn Bà Cô Ông mãnh chuẩn xác nhất 2023

Dưới đây là bài văn khấn Bà Cô Ông Mãnh chuẩn xác nhất mà Đồ Thờ Huyền Đức gửi tới bạn:

Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…
Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm… Con xin phép quan thần linh thổ địa số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố… cho phép con được bốc bát hương thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ chồng ( xưng lên ) tại gia. Cho con được thờ cúng (xưng tất cả tên người mất, ngày giỗ an táng ở đâu).
Con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại bà tổ cô, bà cô ông mãnh họ (…), chứng tâm chứng lễ phù hộ co gia đình con (xưng tên mọi người trong gia đình) được mạnh, được khỏe, làm ăn phát tài gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại (năm nay gia đình có ý đình xin làm việc, thi cử, buôn bán gì thì xin từ đầu năm).
Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)


Xem thêm: