Bồ tát Phổ Hiền là ai? Vị Bồ Tát nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức

Mục lục bài viết

Nói đến Bồ tát Phổ Hiền là ai? có lẽ ai quan tâm đến Phật pháp đều biết, Bồ tát Phổ Hiền được biết đến là một trong hai thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni và là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài được tin là có năng lực hiện thân khắp mười phương giới phù hộ chúng sinh. Do đó, đây cũng được xem là biểu tượng được nhiều người yêu mến. Hãy cùng tìm hiểu về ngài qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chi tiết về Bồ Tát Phổ Hiền
Tìm hiểu chi tiết về Bồ Tát Phổ Hiền

Bồ Tát Phổ Hiền là ai?

Đức Phật Phổ Hiền Bồ Tát, tên gọi khác là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, ngài là con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm với tên gọi là Năng-đà-nô trước khi xuất gia học đạo.

Ngài là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo gồm có: Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Địa Tạng và Bồ Tát Phổ Hiền. Trong đó, ngài và Văn Thù Bồ tát là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài cưỡi voi trắng sáu ngà ở bên phải, hai tay chắp lại uy nghiêm  và Văn Thù Bồ tát cưỡi sư tử đứng bên trái.

Bồ Tát Phổ Hiền là đại biểu cho sự bình đẳng, trí tuệ và thấu hiểu, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Không những thế, ngài cùng với Bồ tát Văn Thù còn diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chúng của Như Lai. Chính vì vậy, cả hai vị cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh.

Sự tích về Bồ Tát Phổ Hiền

Khi chưa xuất gia học đạo, đức Phổ Hiền còn làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Nhờ phụ vương khuyên bảo nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong 3 tháng. Lúc ấy có quan đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: “Nay Điện Hạ có lòng làm được việc công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề mà cầu được thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi Nhơn, Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử”.

Với lời khuyên này thì Thái Tử Năng-đà-nô liền bạch với Phật Bảo Tạng xin hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác. Đồng thời, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát để giáo hóa chúng sanh được thành Phật đạo.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Năng-đà-nô thái tử phát nguyện như vậy liền đồng ý, đặt danh hiệu cho ngài là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức. Sau đó, trải hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự lớn rồi tới thế giới Bất Huyền mà thành Phật. Từ đó, hiệu của ngài là Phổ Hiền Như Lai và cầu nguyện mọi việc đều được như ý.

Ý nghĩa danh hiệu Bồ Tát Phổ Hiền

Dịch âm thì Phổ Hiền có nghĩa là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà. Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ Tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, chúng sanh mong cầu ở đâu thì ngài sẽ xuất hiện ở đó.

Theo Phật Giáo, Phổ Hiền là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Đồng thời, theo kinh Pháp Hoa thì ngài ở phía Đông cõi Ta Bà, quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai.

Hơn thế, ngài còn được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp. Đồng thời, cũng là vị Bồ Tát đại diện cho “Bình đẳng tính trí”. Hiểu đơn giản tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất cũng như khác biệt.

Ý nghĩa của tượng Bồ Tát Phổ Hiền

Bồ Tát Phổ Hiền tọa lạc trên con voi trắng sáu ngà với vẻ thoải mái, hai tay chắp lại uy nghiêm. Chính điều này nói lên việc Ngài từng dùng Đại Hạnh để hóa mộ chúng sanh, đưa voi đến bên bờ tri giác.

Con voi trắng sáu ngà biểu trưng cho Lục Độ gồm:  Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí huệ. Ngài chèo con thuyền Lục Độ đến cứu chúng sanh ra khỏi bể khổ vô biên cõi hồng trần. Cùng với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu của thiền định, bàn tay lái trí tuệ,… Kết hợp Lục độ cùng với Bồ Tát Phổ Hiền mang “Bình đẳng tính trí”, sức mạnh sẽ được tăng lên cho ngài, miệt mài kiên nhẫn đi với và chẳng ngại sóng gió để có thể cứu với chúng sinh.

Tìm hiểu ý nghĩa Tượng Bồ Tát Phổ Hiền
Tìm hiểu ý nghĩa Tượng Bồ Tát Phổ Hiền

Cách thỉnh tượng Bồ Tát Phổ Hiền

Một bức tượng Phật phải hội tụ yếu tố của Đạo và cả các yếu tố Văn hóa Thuần Việt, vì vậy mong thỉnh tượng Bồ Tát Phổ Hiền về thờ, bạn cần đảm bảo đơn vị tạo tượng phải đảm bảo uy tín.

Còn điều nữa, tượng nước ngoài có thể rất đẹp nhưng trong kinh Phật, tượng nước nào sẽ chứa đựng dáng dấp văn hóa, truyền thống nước đó. Vì vậy, nên lựa chọn tác phẩm tượng Phật nghệ nhân Việt tôn tạo và góp phần thịnh vượng cho Phật Giáo Việt Nam.

Để thể hiện tấm lòng thành kính với các vị chư Phật và là một Phật Tử am tường về Đạo, bạn nên lưu ý thờ thêm tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi khi thờ Bồ Tát Phổ Hiền.

Trên đây là những thông tin và chi tiết về thờ tượng Đức Phật Phổ Hiền Bồ Tát. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về ngài.


Xem thêm: