Tỉa chân nhang vào ngày nào thì tốt? Thời điểm vàng tỉa chân nhang tránh vận xui.

Mục lục bài viết

Tỉa chân nhang, rút chân hương đơn giản là cách “dọn dẹp chỗ ngồi” cho gia tiên hoặc các vị Thần Linh (ông ông Công, ông Táo). Tuy nhiên, việc tỉa chân nhang theo đúng phong thủy, thu hút tài lộc thì không phải ai cũng nắm được. Đặc biệt câu hỏi về thời điểm vàng, tỉa chân nhang vào ngày nào thì tốt là điều khúc mắc với nhiều người. Nếu đang có câu hỏi như vậy, bài viết dưới đây là một câu trả lời hoàn hảo đấy.

Giải đáp tỉa chân nhang ngày nào tốt
Giải đáp tỉa chân nhang ngày nào tốt

Tại sao cần tỉa chân nhang?

Việc lau dọn bàn thờ tổ tiên, Bàn Thờ Thần Tài và hóa chân hương sẽ thể hiện được tấm lòng chân thành của gia chủ, mong muốn giữ cho không gian sạch sẽ, trang nghiêm để các cụ, các vị Thần có thể ghé thăm.

Bàn thờ là nơi kết nối tâm linh, hội tụ linh khí đất trời. Việc để bát hương đầy sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyên lưu khí, cản trở con đường, làm xấu đi vận hạn gia chủ. Nhiều câu hỏi đặt ra: Có nên tỉa chân nhang thường xuyên không? Việc loại bỏ chân nhang còn là cách loại bỏ những tàn dư cũ, gạt trừ những điều không may, vận hạn trong năm cũ để đón chờ năm mới, tháng mới bình an, nhiều may mắn..

Chẳng may động  bát hương có thể làm tiêu tan sự nghiệp, công việc, địa vị, tiền tài của gia đình. Nên khi dọn dẹp chỉ được rút tỉa chân và lau dọn xung quanh

Việc loại bỏ chân nhang còn là cách loại bỏ những tàn dư cũ, gạt trừ những điều không may, vận hạn trong năm cũ để đón chờ năm mới, tháng mới bình an, nhiều may mắn..

Những yếu tố trên là đều gắn với phong thủy tâm linh, còn nhìn ở góc độ thực tế, cái gì nhiều quá cũng không tốt, bát hương khi đầy, tàn nhang rơi xuống có nguy cơ gây ra cháy nổ.

Tỉa chân vật bất di bất dịch nhang vào ngày nào thì tốt?

Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm 2023? Tỉa chân hương phải lựa chọn ngày lành tháng tốt, có thể tham khảo những ngày sau:

Theo  chuyên gia phong thủy – Thầy Nguyễn Trọng Mạnh, ngày 23 tháng Chạp âm lịch, trước khi hoàn thành lễ tiễn ông Công ông Táo về trời là thời điểm vàng để tỉa chân hương. Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, nhà nhà đều thực hiện nghi lễ cúng cá vàng để đốt mã cho Ông Công Ông Táo lên chầu trời báo cáo sự việc dưới hạ giới trong suốt năm dài, để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Ngoài ra, các thời gian như 13, 15, 20, 21, 22, 25, 27 tháng Chạp cũng thích hợp để tỉa chân nhang.

Nếu bát hương quá đầy, có nguy cơ gây cháy nổ gia chủ nên chủ động lựa chọn một ngày tốt trong tháng (ngoài những ngày kể trên) bất kì để tiến hành tỉa chân hương.

Các bước dọn dẹp bát hương đúng nghi thức

Vật dụng chuẩn bị:

  • Khăn sạch, nước sạch, giấy sạch, chậu nước sạch.
  • Một củ gừng (để kích thích sự thịnh vượng) được giã nát, ngâm trong 30 phút hoặc tinh dầu quế (đem lại may mắn cho cả gia đình).
  • 1 thìa sạch dùng để múc tàn nhang trong bát hương.

Theo như chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Mạnh, gia chủ nên lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Khi lau tượng hay lư đồng nên được lau bằng các loại khăn mềm chống bị tróc sơn, bay màu.

Bạn có thể tham khảo bài viết cách tỉa chân nhang mang lại tài lộc, hóa giải điểm xấu để hiểu rõ và tỉa chân nhang đúng cách.

Rút tỉa chân nhang là nghi thức cực quan trọng, sau đây là các bước chi tiết thực hiện để tránh gặp đại kỵ:

Bước 1: Dọn dẹp sạch sẽ không gian thờ và chuẩn bị đồ lễ. Giã nhỏ củ gừng rồi ngâm với rượu, để 30 phút để nước lau có mùi thơm nhẹ nhàng.

Bước 2: Gia chủ thắp nén hương xin phép được rút tỉa chân nhang và dọn dẹp.

Bước 3: Hạ và để gọn đồ cúng ngay ngắn, thao tác nhẹ nhàng tránh va chạm, sứt mẻ.

Bước 4: Tiến hành rút chân nhang, một tay giữ chặt bát hương, một tay rút tỉa nhẹ nhàng. Rút từng chân hương một, đến khi trong bát hương còn số lẻ 3- 5- 7- 9 nén còn lại. Nếu bát hương quá đầy thì dùng thìa múc đi các lớp tàn nhang phía trên. Rồi dùng khăn sạch có nước gừng hoặc tinh dầu quế lau xung quanh bát hương. Nếu nhà có 3 bát hương thì thứ tự lau sẽ là “ở giữa – bên trái – bên phải”.

Bước 5: Sau khi hoàn thành dọn tỉa, chọn 3 chân hương mới cắm vào bát hương. Đối với các bát hương của những người đã mất chưa qua 3 năm thì để lại 7 (là đàn ông). Và 9 chân hương đối với đàn bà, phụ nữ hoặc con gái. Những nén nhang này để báo cáo thần linh, tổ tiên công việc lau dọn đã hoàn thành, mời chư vị an vị bát hương để con cháu được tiếp tục thành tâm thờ cúng.

Lưu ý khi lau dọn bàn thờ, cắt tỉa chân hương.

Dọn theo thứ tự tịnh sái trên bàn thờ: Nếu có bài vị nên lau sạch trước, sau đó mới lau dọn bát hương và các đồ thờ khác.

Không sử dụng nước chứa cồn, hóa chất để lau chùi tượng đồng, vì những chất này sẽ oxi hóa và làm tượng xỉn màu, han gỉ.

Người thực hiện lau dọn, cắt tỉa chân nhang trước khi thực hiện nghi thức phải tắm rửa sạch sẽ, tâm phải sáng, có lòng thành. Cắt tỉa 1 phần chân hương và loại bỏ bớt tro đi, nên tránh không đổ đi quá nhiều.

Với bàn thờ Phật, phải được lau trước bàn thờ tổ tiên và dùng nước sạch lau không lau bằng nước gừng

Tránh làm xê dịch vị trí bát hương, nếu có chỉnh lại đúng vị trí ban đầu. Và việc làm vỡ đồ thờ là đại kỵ.

Sử dụng vật dụng mới để lau dọn, không dùng lại đồ, chung đồ đã sử dụng với mục đích khác, như lau bàn..

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào là tốt nhất?

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào là câu hỏi được nhiều ngưòi đặt ra. Người Việt tin rằng lau dọn, tỉa, và rút chân nhang bàn thờ Thần Tài nên làm vào tháng Chạp, sau rằm tháng Chạp. Lựa chọn ngày Hoàng Đạo để lau dọn bàn thờ Thần Tài ngày 23 tháng Chạp để tỉa chân nhang. Gia chủ không nên dịch chuyển bát hương khi dọn dẹp.

Ngày 23 tháng Chạp, ngày vía Thần Tài, và ngày rằm tháng 7 là thời điểm tốt nhất để tỉa, rút chân nhang. Trang trọng chuẩn bị đón Tết để ông Công ông Táo về trời mang lại điều tốt lành cho gia chủ.


Xem thêm: