Bồ Đề Đạt Ma là ai? Truyền thuyết về Đạt Ma Sư Tổ

Mục lục bài viết

Bồ Đề Đạt Ma là ai?

bồ đề đạt ma hay tên gọi khác là Đạt Ma Sư Tổ, tiếng Phạn đọc là Bodhidharma, là một nhà sư Phật huyền thoại từ thế kỷ thứ 5 và 6 sau Công Nguyên. Chính Ngài là người truyền bá Thiền tông từ Ấn Độ sang Trung Quốc.

Tìm hiểu chi tiết về Bồ Đề Đạt Ma
Tìm hiểu chi tiết về Bồ Đề Đạt Ma

Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma là vị Tổ sư đời 28 của Phật Giáo Đất Thiên Trúc. Ngài là đệ tử, truyền nhật của Bát Nhã Đa La- Tổ thứ 27 của nhà Phật và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc.

Bồ Đề Đạt Ma sở hữu trí thông minh vượt trội và ngộ tính tuyệt vời, lại có lòng tu hành nên được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình, trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc.

Lời dạy của ông không hướng đến sự hiểu biết suông về Phật tánh mà đi vào trải nghiệm trực tiếp đầy sâu xa. Cuộc đời của Ngài là nguồn cảm hứng to lớn cho những người lựa chọn con đường đi theo Thiền Tông với sự nỗ lực, kiên trì, kỷ luật trên con đường chứng ngộ tâm linh.

Truyền thuyết về Bồ Đề Đạt Ma

Cho đến giờ vẫn chưa có một truyền thuyết rõ ràng về cuộc đời của Bồ Đề Đạt Ma. Các nguồn chính về tiểu sử của ông được ghi chép của Dương Huyền Chí về các tu viện Phật giáo ở Lạc Dương (547 CN), Tiểu sử của Đạo Tuyên và các nhà sư nổi tiếng (645 CN).

Theo nhiều ghi chép, Bồ Đề Đạt Ma quán tâm pháp sinh ra và lớn lên tại Nam Thiên Trúc ở Ấn Độ, sinh sau đức Phật nhập Niết bàn 1002 năm, ngài thọ 112 tuổi. Cha Ngài là Bồ Hương Chí – vua của nước này, mẹ là Hoàng hậu Chi Hương Phấn, Bồ Đề Đa La là Hoàng tử thứ 3, vốn thông minh, và tài hùng biện hơn người.

Tổ sư Bát Nhã Đa La là vị Phật tổ thứ 27 của nhà Phật trong một lần đến nước Hương Chí đã gặp Bồ Đề Đa La. Tổ sư nhận ra lý luận vô song, tài trí hơn người của Bồ Đề Đa La nên hai người cùng ngồi bàn luận chữ “Tâm”.

Thấy Đa La khi đó còn nhỏ tuổi nhưng là người có ngộ tính cao, đã nói ra được những điểm quan trọng của chữ Tâm, Bát Nhã Đa La khuyên Đa La rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Cũng kể từ đó, vị hoàng tử thứ 3 của Hướng Chí quốc lấy tên thành Bồ Đề Đạt Ma.

Sau nhiều năm tu hành, với tài trí và ngộ tính tuyệt vời, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa.

Tượng Bồ Đề Đạt Ma được đặt ở đâu?

Tượng Bồ Đề Đạt Ma thường được đặt tại các nhà thờ tổ, chùa, tiêu biểu là tượng tại chùa Phụng Sơn, quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, đặt thờ tại bàn thờ trong gian chính điện, ngang hàng với các pho tượng chính trên phần thượng điện. Nhiều ngôi chùa ở Việt Nam đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma đang đi, tay cầm cây có chiếc dép.

Ở vùng Nam Bộ nước ta, người dân thường thờ tượng Bồ Đề Đạt Ma trong nhà riêng. Ngoài tượng Bồ Đề Đạt Ma với tư thế đứng, tay cầm cây, quảy một chiếc dép, tượng Ngài có hình đứng, tay cầm chiếc dép, đặt trước ngực.

Tượng Bồ Đề Đạt Ma thường được tạc bằng gỗ, gốm nhúng men màu xanh đồng, xanh dương, đồng, thạch cao, xi măng,…


Xem thêm: