Gà lễ là lễ vật cúng không thể thiếu trong mâm lễ cúng của người Việt. Chuẩn bị gà là một công việc tương đối khó vì không những phải đảm bảo về chất lượng thịt gà mà gà phải hài hòa cả hình thức. Trong đó, buộc gà cúng thành hình cánh tiên đẹp mắt thường làm nhiều người phải “bó tay”. Chính vì vậy, để gỡ rối khó khăn, bạn hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ Cách buộc gà cánh tiên thật đơn giản nhé!
Cách buộc gà cánh tiên
Nghe thì có vẻ phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức nhưng dáng gà cánh tiên rất dễ thực hiện. Để tạo hình gà cánh tiên, gà phải được nặn dáng trước khi đem luộc để gà có thể “vào hình” ngay khi chín.
Cách thực hiện: Làm sạch gà, dùng dao khứa nhẹ phần cánh rồi đan 2 cánh lại đến khi 2 phần phớp chạm nhau, nhét đầu gà vào giữa và dùng dây lạt cố định. Tiếp tục, lại dùng dao khứa chân gà rồi khéo lựa để giấu chân vào bụng gà. Chỉnh cho đầu gà ngẩng lên cao. Bạn sẽ chỉnh dáng gà sao cho 2 cánh gà xòe đều nhau tự nhiên như đang ngồi, đầu gà ngẩng cao thì lễ vật gà cánh tiên đã rất hoàn hảo rồi!
Các cách buộc gà cúng đẹp, đơn giản
Buộc dáng gà quỳ
Đây là cách buộc gà đơn giản và được nhiều người thực hiện nhất, đó là cách buộc gà dáng quỳ. Gà được tạo hình dáng quỳ sẽ thấy được đầy đủ các bộ phận đầu, cánh, chân, tay hết thảy vàng óng. Với dáng quỳ này, gà cúng khi đặt trên mâm nhìn rất to và bắt mắt.
Cách thực hiện: Đầu tiên, Khứa nhẹ phần đầu khớp chân gà rồi bẻ quặp chân ra phía sau rồi dùng dây buộc cố định hai chân gà lại. Ép hai cánh gà và cố định đầu gà thẳng lên là hoàn thành dáng gà quỳ rồi!
Buộc gà kiểu ngồi chầu
Kiểu buộc gà này được nhiều người thực hiện vào đêm Giao thừa vì trong dân gian quan niệm rằng gà chính là con vật về chầu trời và bẩm báo về tình hình dưới hạ giới trong suốt một năm qua và mang theo ước nguyện năm mới mưa thuận gió hòa,.. Tuy nhiên, các bước buộc kiểu gà chầu tương đối phức tạp, lại tốn nhiều thời gian, công sức cho việc tạo hình.
Cách thực hiện: Làm sạch gà sau đó dùng dao khứa nhẹ hai bên cổ gà (vị trí gần miệng) rồi nhét phần cánh vào cổ gà đến khi phần cánh thò ra bên ngoài miệng. Dùng dây buộc hai chân gà ép sát vào thân. Khi đó, đầu gà đã cố định nhờ 2 cánh nên tạo hình gà ngồi chầu đã xong rồi!
Buộc gà kiểu gà bay
Đây là dáng gà lễ tương đối dễ thực hiện và được áp dụng thường xuyên trong các dịp lễ, giỗ.
Cách thực hiện: Bẻ hai cánh gà ra phía sau rồi vắt ngược chúng lên phía lưng. Dùng dây cố định phần xương cánh lên phần đầu gà, chân đặt sao cho gọn gàng và phần đầu chỉnh ngẩng cao về phía trước. Không nên buộc gà quá chặt, điều này có thể làm rách cánh hoặc in dấu dây lên gà.
Tham khảo: Cách đặt gà cúng: gà quay hướng nào đúng nghi thức tâm linh?
Lưu ý để buộc gà cúng đẹp
Trong quá trình buộc gà, chú ý khi buộc dây: buộc nhẹ nhàng, khéo léo và không được thắt quá chặt sẽ làm nứt da hoặc in vết trên thân gà.
Khi luộc, thỉnh thoảng bạn nên mở nắp kiểm tra xem dáng gà còn cố định không. Nếu bị tuột dây hay méo, lệch phải chỉnh ngay rồi mới luộc tiếp.
Những lần đầu học trang trí gà lễ, nên thử các dáng gà đơn giản như gà quỳ, gà bay đến khi quen dần, lần sau các bạn hãy thử gà cánh tiên, gà chầu nhé!
Một số lưu ý khi chuẩn bị gà cúng
- Chọn gà trống, cân nặng từ 1,5 đến 2 kg để vừa vặn, đẹp mắt trong mâm cỗ.
- Gà trống mào càng đỏ càng tốt, lông mượt, chân nhỏ, khỏe mạnh và nhanh nhạy thì lúc luộc mới có màu vàng căng bóng.
- Ưu tiên chọn gà ta, gà thả vườn, gà nhà để thịt chắc, dễ tạo hình.
- Chọn nồi to, sâu lòng, đường kính lớn để vừa gà nguyên con.
- Cho gà vào luộc ngay khi nước lạnh.
- Nên thả muối, gừng, hành vào để thịt và nước thơm, béo ngậy.
- Không để lửa quá to để ảnh hưởng đến chất lượng gà, da dễ bị tụt.
- Khi gà chín, tắt bếp và để ngâm trong nồi 10 đến 15 phút. Tiếp đó, vớt ra ngâm gà vào nước lạnh để da hấp dẫn nhất.
Một số bí quyết để da gà lên màu vàng óng ả:
- Dùng mỡ gà để thắng đến khi mỡ chảy ra hết, cho bột nghệ vào đảo đều đến khi sôi. Tắt bếp và để nguội.
- Hỗn hợp vừa để nguội dùng cọ sạch quét lên da gà để tạo màu vàng hấp dẫn.
Xem thêm: