Nghi thức – cách cúng rẫy của dân tộc miền núi

Mục lục bài viết

Nghi thức cúng rẫy luôn được lưu truyền từ xưa đến nay, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt là dân tộc miền núi, họ rất coi trọng nghi lễ thiêng liêng này vì niềm tin rằng có lễ phép với trời đất, ắt hẳn sẽ được thương và phù hộ cho no đủ. Lễ cúng rẫy dần trở thành nét đẹp trong văn hoá tâm linh của dân tộc cần được lưu tồn và giữ gìn. Vậy cách cúng rẫy của dân tộc miền núi sẽ diễn ra như thế nào?

Nghi thức - cách cúng rẫy của dân tộc miền núi
Nghi thức – cách cúng rẫy của dân tộc miền núi

Tìm hiểu về lễ cúng rẫy

Tìm hiểu về lễ cúng rẫy
Tìm hiểu về lễ cúng rẫy

Lễ cúng rẫy còn được gọi với cái tên khác là “lễ cúng trả ơn Thổ Công” và được thực hiện hai lần một năm – đầu vụ và cuối vụ. Trong lễ này, người dân sẽ chẻ tám que nứa đan cài lại giống hình chiếc lưới mắt cáo cắm trên chiếc cọc cũng bằng nứa. Đây là biểu tượng liên lạc với thế giới tâm linh, có tác dụng trừ tà đuổi ma. Người ta sẽ chọn một ngày nắng ráo để dâng các lễ vật cho đất trời và các vị thần linh, cầu nguyện và cảm tạ các chư thần phù hộ cho mùa màng được bội thu, tươi tốt, mang đến ấm no đủ đầy cho dân làng.

Sắm lễ vật cho lễ cúng rẫy

Sắm lễ vật cho lễ cúng rẫy

Về lễ vật, mâm cúng rẫy đầu mùa và cuối mùa cơ bản sẽ khá đơn giản và giống nhau. Những nhà có rẫy cạnh nhau góp mỗi nhà một mâm cúng gồm một con gà, một đĩa có năm miếng trầu têm sẵn (cuộn lại thành miếng nhỏ chứ không để nguyên lá), một chai rượu, một thẻ hương. Tuy vậy, lễ cúng cuối mùa còn cần thêm những bó lúa mới gặt về.

Cách khấn và văn khấn cúng rẫy

Cách khấn và văn khấn cúng rẫy
Cách khấn và văn khấn cúng rẫy

Bài khấn dành cho tục cúng rẫy khá đơn giản, không quá cầu kì, chủ yếu chỉ là những câu từ ngắn gọn.

Như trong lễ cúng rẫy đầu mùa, chủ nhân đám rẫy sẽ cắm taleo xuống vị trí đã chọn sẵn, sau đó ngửa mặt lên trời và khấn: “Ơ, ông trời. Đây rẫy nhà tôi nhé. Đừng vãi cải (hạt cỏ) xuống rẫy nhà tôi nha.

Còn ở lễ cúng rẫy cuối mùa khi lúa chín, người dân sẽ hô “Ăn cơm không dám quên ơn trên, nay sắp mâm cơm báo đáp ơn này”, với ý nghĩa dâng lễ vật lên các thế lực siêu nhiên đã phù hộ cho mùa vụ.

Sau khi tất cả đã xong xuôi, bản làng sẽ cùng nhau đốt lửa, uống rượu ăn thịt, nhảy múa và ca hát. Thanh âm ấm áp trong từng câu ca, người người vui mừng trong buổi lễ sau mùa lúa làm cho không khí núi rừng vốn lạnh lẽo u tịch trở nên tươi vui và đầy nhộn nhịp.


Xem thêm