Bộ chổi quét bàn thờ và những lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Mục lục bài viết

Lau dọn bàn thờ thường xuyên mang đến một không gian thờ tự sạch sẽ, chỉ có như vậy luồng khí tốt mới luân chuyển thông suốt, khí xấu bị đẩy xa. Nhưng việc lau chùi bộ bàn thờ nào cũng dễ dàng, với những kẽ hở sâu hun hút, những lư hương chạm trổ công phu thì việc lau chùi bằng tay thường cũng là một “cực hình” đấy. Đó cũng chính là nguyên nhân xuất hiện những bộ Chổi quét bàn thờ, là trợ thủ đắc lực, “bảo bối thần kì” cho việc lau dọn bàn thờ dễ dàng hơn.

Giới thiệu chi tiết về chổi quét bàn thờ
Giới thiệu chi tiết về chổi quét bàn thờ

Nên lau bàn thờ khi nào?

Theo phong thủy, bàn thờ là nơi thờ tự linh thiêng, việc động bàn thờ là một điều cấm kỵ. Việc quét dọn bàn thờ cũng phải được lưu ý kĩ, không thể lau chùi tùy tiện. Từ lựa chọn dụng cụ, vật dụng lau đến thời gian phải chuẩn ngày, giờ, khắc mới có thể tiến hành lau dọn.

Vị trí đặt bàn thờ thường là điểm yên tĩnh, ít người qua lại nên không mấy gây ra bụi bẩn. Vì vậy, những ngày cuối tháng chính là thời điểm thích hợp cho việc lau chùi bàn thờ. Đây lại là thời gian rảnh rỗi hơn, không cần vội vàng đâu, dọn bàn thờ chỉ nên lau nhẹ nhàng lớp bụi bám bằng nước ấm sạch.

Ngoài ra những ngày lễ riêng cho việc dọn dẹp cho cúng bái cũng là thời điểm tốt xắn tay áo lau dọn bàn thờ như tháng Chạp, kế cận tháng 7, ngày giỗ, hóa vàng,.. hay Bàn thờ Táo quân thường được dọn trước ngày Táo bay về trời.

Trợ thủ đắc lực- Bộ chổi quét bàn thờ và những lưu ý

Những bộ chổi vệ sinh bàn thờ đang có mặt trên thị trường có nhiều loại và phù hợp với kích cỡ bàn thờ khác nhau. Nhưng thường thành phần của bộ chổi có một combo chổi và ki đựng rác. Để chọn mua được bộ chổi ưng ý, phù hợp nhất, bạn cần lưu ý:

Về lông chổi: mềm, từng sợi nhựa len dễ dàng vào từng góc gách bàn thờ để quét sạch bụi siêu nhỏ như tàn tro,..

Kết cấu chổi: cán chổi và phần lông quét phải chắc chắn, bền, không lỏng lẻo

Kích thước chổi: kích thước vừa vặn, nhỏ gọn, dễ cầm, dễ thao tác

Độ bền: chất liệu bền, có thể sử dụng lâu dài

Khi quét dọn bàn thờ cần chú ý điều gì?

Việc lau dọn bàn thờ phải hết sức cẩn trọng để tránh phạm tâm linh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc, vận may trong nhà.

Người lau dọn bàn thờ tốt nhất là người trong nhà (thường là gia chủ),tâm phải sáng, không bị thương, phụ nữ không trong kỳ. Cần tắm rửa sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ.

Vật dụng lau dọn: những vật dụng lau dọn bàn thờ như khăn, chổi.. chỉ được dùng riêng trên bàn thờ

Nước để lau dọn bàn thờ phải là nước sạch, tốt hơn là nước ấm hoặc rượu

Không đổ tro một lúc khi dọn bát hương: dọn bát hương nên múc ra từ từ bằng muỗng, sau đó đổ tro mới vào với ý nghĩa “ra nhỏ vào lớn” tốt cho đường tiền tài. Bát hương không nên bị xê dịch quá nhiều, vì đây là dấu hiệu dẫn dắt tâm linh, thần Phật, tổ tiên. Tro hương, chân hương cũ nên được đốt thành tro rồi rải xuống sông, tuyệt đối tránh những nơi ô uế.

Lưu ý cần biết khi quét dọn bàn thờ
Lưu ý cần biết khi quét dọn bàn thờ

Lưu ý: phân biệt rõ hai khái niệm đổ tro bát hương và tỉa chân hương. Một năm có thể tỉa chân hương thường xuyên những đổ tro bát hương chỉ duy nhất một lần.

Tro hương và chân hương cũ nên đốt thành tro rồi rải xuống sông hồ thanh mát, tránh rải xuống những nơi ô uế.

Tránh làm đổ vỡ vật dụng bàn thờ: các đồ thờ sứ hay thủy tinh dễ vỡ cần đặt ở nơi an toàn, tránh không làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ.

Hy vọng bài viết trên cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về bộ chổi quét bàn thờ và những lưu ý khi lau dọn bàn thờ. Bộ chổi tiện lợi là cánh tay đắc lực cho việc lau chùi nơi thờ tự, tuy nhiên cũng nên kết hợp nước thơm, khăn cho việc lau dọn thuận tiện, sạch đẹp hơn bạn nhé!

Các bài viết liên quan:

Cách bày trí bàn thờ mẹ quan âm và 10 lưu ý
Phân loại gương bát quái và những lưu ý khi sử dụng
Giải mã về nghề thầy pháp và những lưu ý khi mời thầy pháp