Cận Tết, cẩn thận mất lộc nếu không biết cách dọn bàn thờ đúng chuẩn này.
Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về nhà nhà đều cùng nhau dọn dẹp đón tết. Và nơi thiêng liêng nhất chính là bàn thờ tổ tiên cũng cần được dọn dẹp dịp cuối năm. Nhưng không phải ai cũng biết cách dọn bàn thờ đón tết sao cho chuẩn để không phạm lỗi với gia tiên. Dưới đây là cách dọn bàn thờ mà gia đình nào cũng nên nắm rõ, để việc dọn bàn thờ không còn khó khăn mà theo phong thủy còn mang lại nhiều phúc lộc cho gia đình.
1. Thời gian để lau dọn bàn thờ Tết
Trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, ban thờ là nơi thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Vào dịp trước Tết Nguyên đán, các gia đình thường lau dọn ban thờ, rút tỉa chân nhang.
Thực ra, không hẳn chỉ đến Tết thì bàn thờ mới cần được lau dọn, gia chủ có thể thường xuyên lau dọn bàn thờ, quan trọng nhất là lau dọn một cách thành tâm và nghiêm túc, hướng đến người trên mà không phải vương vấn những chuyện khác, thể hiện sự tôn kính đối với thần linh, tổ tiên.
Sau khi tiễn ông Công, ông Táo, phần lớn gia đình tranh thủ lúc thần linh đi vắng để dọn bàn thờ ngày Tết 2023, sửa sang lại bát hương và tỉa bớt chân hương.
Trước khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài, mở rộng các cửa trong nhà.
2. Những việc cần lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết
– Trước khi dọn dẹp bàn thờ gia tiên, việc đầu tiên cần làm đó là chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp nén hương thông báo, xin phép tổ tiên, thần linh biết về việc thu dọn bàn thờ. Đồng thời, gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn chải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn, nến và đồ trang trí trên bàn thờ. Đợi sau khi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.
– Ban thờ là nơi linh thiêng, vì thế khi lau dọn, tuyệt đối không dùng dụng cụ bẩn. Trước khi làm, nên chuẩn bị các đồ mới như chổi quét, khăn lau. Nước dùng để lau cũng cần phải sạch, nước phải dùng là nước ấm chứ không được dùng nước lạnh. Bàn thờ và bài vị tổ tiên, bát hương… đều cần lau rửa sạch sẽ bằng nước thơm (thường là ngũ vị hương). Nếu có bài vị của thần Phật thì cần lau trước khi lau bài vị tổ tiên bởi theo quan niệm dân gian, lau bài vị tổ tiên trước là mạo phạm với thần Phật.
– Khi lau dọn ban thờ, chú ý lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn, có thể dùng loại máy thổi hơi để thổi sạch các hạt bụi trong ngóc ngách.
– Khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường là 3, 5, 7, 9). Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc nơi ô uế. Khi bát hương khô ráo, cần đốt 7 tờ tiền vàng hơ quanh bát hương thần Phật và 3 tờ tiền vàng hơ quanh bát hương tổ tiên.
– Tránh không làm đổ vỡ đồ thờ. Đồ thờ cúng trên ban thờ là vật linh thiêng, trang trọng nên bạn cần hết sức cẩn trọng khi dọn dẹp bàn thờ.
– Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người trần thế đối với cõi tâm linh. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ nên tránh việc bát hương bị di chuyển.
Trong trường hợp có sự cố bất khả kháng buộc phải xê dịch thì sau đó phải làm lễ thắp hương và di chuyển về đúng như vị trí ban đầu. Cuối cùng, đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.
Văn khấn xin phép bao sái lau dọn (trích từ Văn khấn cổ truyền – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin):
Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ:
Hôm nay ngày .. tháng .. năm… xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
(Xong vái 3 vái).
Phát tài phát lộc an nhiên
Có tâm thờ tự phúc liền tới ngay
Muốn mong sự nghiệp đổi thay
Bàn thờ ông địa sớm ngày đèn hương
Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ ngày Tết
Việc làm sạch và duy trì sự trang trọng của bàn thờ gia tiên rất quan trọng. Mọi vật dụng được sử dụng để lau dọn bàn thờ phải được xử dụng cẩn thận, bảo quản riêng biệt. Thường thường, vào dịp Tết, gia đình Việt thường mua vật dụng mới để làm sạch bàn thờ gia tiên.
Nước sử dụng để lau dọn bàn thờ cũng cần phải sạch sẽ. Có khi người ta thay thế nước bằng nước ấm hoặc rượu trắng.
Khi dọn bát hương, hãy tránh đổ hết tro một lúc. Thay vào đó, bạn nên sử dụng muỗng để múc từ từ và sau đó đổ tro mới lên nhằm mang ý nghĩa “ra nhỏ vào lớn,” coi đây là điều may mắn cho tài lộc của gia chủ.
Tro hương và chân hương cũ nên được đốt thành tro và sau đó rải xuống sông hoặc nơi thanh mát, tránh rải xuống những nơi ô uế.
Hãy đặc biệt chú ý để tránh làm vỡ các vật dụng trên bàn thờ, bởi những đồ vật này có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh của người Việt. Đồ vật như lọ hoa, các vật bằng sứ hay thủy tinh cần được đặt ở nơi an toàn để tránh tai nạn làm hỏng chúng.
Gần kết thúc năm cũ và chuẩn bị bước sang một năm mới, việc lau dọn bàn thờ gia tiên được các gia đình thực hiện rất kỹ càng. Việc này không chỉ làm bàn thờ sạch sẽ mà còn mong muốn cho tổ thiên, thần linh luôn phù hộ, mang đến may mắn, tài vận cho gia đình. Hy vọng những thông tin mà Đồ Thờ Huyền Đức cung cấp trên sẽ hữu ích với bạn!
Xem Thêm: