Quả phật thủ có ý nghĩa gì trong văn hoá thờ cúng của người Việt

Mục lục bài viết

Quả Phật thủ chắc hẳn là loại quả không còn quá xa lạ đối với người Việt từ xưa đến nay. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu hết được Quả phật thủ có ý nghĩa gì? Đặc biệt là vào ngày Tết ở miền Bắc, hầu hết nhà nào cũng có mâm ngũ quả với quả Phật thủ nằm ở vị trí trung tâm, tôn lên vẻ đẹp và ý nghĩa cho mâm thờ. Hãy cùng Đồ Thờ Huyền Đức tìm hiểu ngay nhé!

Quả phật thủ có ý nghĩa gì trong văn hoá thờ cúng của người Việt
Quả phật thủ có ý nghĩa gì trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Quả Phật thủ là gì?

Quả Phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis, thuộc chi Cam chanh, có hình dạng tựa như bàn tay Phật, ruột xốp đặc, vỏ màu xanh hoặc vàng. Loại quả này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và cũng được trồng phổ biến ở Việt Nam.

Quả Phật thủ là gì?
Quả Phật thủ là gì?

Quả Phật thủ không chỉ được xem là loại quả quen thuộc trong mâm ngũ quả ngày Tết với người Việt mà còn tựa như thần dược quý chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.

Phật thủ khá giống bưởi, có mùi thơm, phần lớn không có thịt, thường dùng để nấu chè hoặc làm mứt.

Quả phật thủ có ý nghĩa gì?

Quả phật thủ có ý nghĩa gì?
Quả phật thủ có ý nghĩa gì?

Được ưa chuộng dùng để trưng bày trong nhà, sau đây là ý nghĩa của quả Phật Thủ:

Tạo hương thơm nơi thờ cúng

Vì thuộc họ Cam chanh nên quả Phật thủ có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu. Hơn nữa, lớp vỏ lại khá dày, chứa nhiều tinh dầu bên trong và giữ hương được rất lâu. Khi trưng bày quả Phật thủ tại nơi thờ cúng sẽ giúp cho không gian luôn thoang thoảng hương thơm, mang lại sự thoải mái và thư giãn, tâm hồn cũng vì vậy mà thanh tịnh hơn rất nhiều lần.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm hoa Phật thủ, đây cũng là loài hoa có mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng.

Biểu tượng như bàn tay Phật chở che

Với hình dạng hết sức đặc biệt, khi nhìn vào quả Phật thủ ta có cảm giác tựa như bàn tay Phật to lớn, che chở và ban phước lành đến cho gia chủ cùng các thành viên khác trong gia đình. Hơn thế nữa, bàn tay này còn ôm ấp và bảo bọc gia đạo tránh khỏi các tà ma, vận khí xui xẻo. Gia đình vì vậy mà có thể yên lòng sống cuộc sống yên vui, no ấm, sung túc mà không cần lo nghĩ quá nhiều.

Vào ngày Tết, ý nghĩa này sẽ lại càng nổi bật hơn, thu hút thêm cát khí cho ngôi nhà.

Thể hiện lòng tôn kính với gia tiên, phù hộ cho gia chủ

Quả phật thủ thường được bày trên mâm ngũ quả hoặc đặt trên bàn thờ để thắp hương cho tổ tiên. Nếu bày trên mâm ngũ quả, người Việt Nam thường đặt loại quả này ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả. Nhờ hương thơm đặc trưng và giữ được rất lâu, quả Phật thủ giúp giữ chân Phật và gia tiên ở lại trong nhà lâu hơn, nhằm phù hộ cho gia chủ về sức khỏe, công danh và sự nghiệp. Ngoài ra, trưng phật thủ giúp không gian thờ cúng thêm sang trọng, thoáng đãng và trang nghiêm hơn nhiều. Từ đó tăng giá trị thờ cúng hiệu quả.

Ước nguyện mang đến bình an, may mắn

Quả phật thủ thường được người dân dùng trong những dịp như mừng thọ, khai trương, khánh thành, tân gia…; trưng bày tại văn phòng, cơ quan hành chính hay cả ở phòng họp. Sở hữu 1 cây phật thủ trong gia đình, nơi làm việc giúp cho quý vị có nhiều may mắn, mạnh khỏe và một niềm tin vào năm mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Cách bảo quản quả Phật thủ được tươi lâu, lưu hương tốt

Cách bảo quản quả Phật thủ được tươi lâu
Cách bảo quản quả Phật thủ được tươi lâu
  • Tránh dùng nước muối để rửa hoặc ngâm phật thủ, vì nước muối có thể đọng lại ở những khe ngón tay của quả làm cho phật thủ dễ bị hỏng, thối. Thay vào đó, chỉ nên dùng khăn ẩm để lau nếu cảm thấy bụi bẩn.
  • Tránh làm trầy xước vỏ quả dưới mọi hình thức, vì dễ làm cho phật thủ nhanh bị thối.
  • Sau khi mua phật thủ, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc pha loãng nước rửa chén, và dùng chổi quét sơn (lông mềm) để phủ dung dịch này lên vỏ quả giúp bảo quản phật thủ tốt hơn trong quá trình chưng thờ, nhất là tránh nhện đỏ bám vào quả.
  • Có thể đặt cuống của quả phật thủ vào ly nước, giúp cho phật thủ tươi lâu hơn vì phần rễ sẽ được mọc ra sau khoảng 15 – 30 ngày khi phần cuống quả tiếp xúc với nước. Do đó, thời gian bảo quản phật thủ có thể kéo dài từ 4 – 5 tháng.

Cách bài trí phật thủ thắp hương trên bàn thờ Thần Tài

Cách đặt quả Phật thủ trên bàn thờ theo phong thủy tâm linh là một điều mà nhiều người quan tâm. Theo tập tục truyền thống, có câu tục ngữ “đông bình, tây quả”, ý chỉ rằng khi bày biện hoa quả trên Bàn Thờ Thần Tài, chúng ta đặt bình hoa cúng ở phía đông bàn thờ và đĩa hoa quả cúng ở phía tây. Điều này có nghĩa là đặt đĩa hoa quả bày phật thủ ở bên trái bàn thờ và lọ hoa ở bên phải bàn thờ, theo hướng nhìn từ cửa chính vào.

  • Hướng Đông đặt bình hoa biểu trưng cho mùa xuân với hoa đầy.
  • Hướng Tây biểu trưng cho mùa Thu, thời điểm thu hoạch nơi trái cây chín.

Theo quan niệm và ý nghĩa của tập tục này, mâm ngũ quả nên được đặt ở hướng tây, tức là phía tay phải của các cụ để tiện dùng. Trong trường hợp có hai lọ hoa được sắp xếp ở hai bên trái và phải, mâm ngũ quả bày phật thủ sẽ được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ.


Xem thêm: