Tìm hiểu Văn hóa thờ cúng của người Hoa

Mục lục bài viết

Hiện nay, khu vực Chợ Lớn tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn là trung tâm của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Khu vực này được xem là một điểm đến du lịch hấp dẫn với những đặc trưng văn hóa, kiến trúc và ẩm thực độc đáo của người Hoa. Nếu như bạn có dịp đến đây bạn sẽ thấy phong tục thờ cúng của họ tuy đa dạng nhưng không mấy cầu kỳ, đặc biệt sẽ có những sự khác biệt nhất định với văn hóa người Việt. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi nét về Văn hóa thờ cúng của người Hoa trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu Văn hóa thờ cúng của người Hoa
Tìm hiểu Văn hóa thờ cúng của người Hoa

Bàn thờ người Hoa thờ ai?

Bàn thờ người Hoa thờ ai?
Bàn thờ người Hoa thờ ai?

Có nhiều nguồn thông tin cho rằng, nguồn gốc thờ cúng của người Việt có xuất phát điểm là từ Trung Hoa. Để phù hộ với phong tục tập quán, chúng ta đã biến tấu việc thờ cúng này mang nét riêng của người Việt Nam.

Trên bàn thờ của người Hoa, bàn thờ gia tiên cũng là nơi được chú trọng nhất. Dựa vào kinh tế và tín ngưỡng của từng gia đình mà việc thờ tự lại có quy định riêng. Đối với người Hoa, thông thường sẽ thờ cúng tổ tiên đến 9 đời, có nơi thì 3 đến 5 đời.

Bên cạnh bàn thờ tổ tiên, người Hoa còn có bàn thờ Phật. Với những đồng bào dân tộc người Hoa ít người thì thờ Phật và thờ cúng gia đình là riêng. Bởi họ tin tưởng vào các bùa chú, ma thuật. Các loại bùa chú này thường chia làm 3 loại: bùa chú hại người, bùa chú cứu người và bùa chú phòng thủ. Việc sử dụng bùa chú cũng rất linh hoạt tùy theo mục đích.

Cách bày trí mâm cúng trên bàn thờ người Hoa

Cách bày trí mâm cúng trên bàn thờ người Hoa
Cách bày trí mâm cúng trên bàn thờ người Hoa

Đối với bàn thờ người Việt đều có bộ tam sự hoặc ngũ sự thì bàn thờ người Hoa chỉ có: bình bông, bát hương, tượng Phật hay các tấm hình Quan Ông, tên tổ tiên và tượng đồng phong thủy khác. Đặc biệt, họ thường dùng đèn Thần Đăng hoặc đèn Ly thay cho đèn chân. Chỉ cần nhìn vào bàn thờ là bạn dễ dàng nhận ra chủ nhà là người Việt hay người Hoa.

Trên mâm cúng của người Hoa không thể thiếu được đĩa trái cây, muối gạo, bình rượu, trà và các món ăn khác nhau. Ngoài các món chay thông thường thì các ngày khác cần thêm các món mặn như gà, vịt, thịt quay, bánh mặn… Những ngày mâm cúng được tươm tất nhất là Tết trung thu, giao thừa, cúng giỗ. Đối với những gia đình có điều kiện trên mâm cúng những ngày này có thêm cả cua, tôm, cá…

Đặc biệt cũng giống như bánh chưng, bánh tét của người Việt thì trong ngày Tết thì người Hoa lại không thể thiếu bánh tổ và bánh củ cải. Bánh tổ làm bằng bột nếp trộn với nước đường, đổ vào khuôn tròn rồi mang hấp lên. Đây cũng chính là nét đẹp ẩm thực của người Hoa tại Việt Nam.

Những ngày lễ quan trọng trong thờ cúng của người Hoa

Khác với người Việt, người Hoa không hay làm cúng giỗ nên việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện vào dịp Tết Nguyên đán hoặc các dịp lễ khác. Trong đó, ngày 9/9 và 29/9 Âm lịch hàng năm, bàn thờ người Hoa sẽ được trang trí trang trọng hơn cả. Các gia đình người Hoa phần lớn là làm ăn buôn bán nên rất chú trọng tục thờ cúng để tránh rủi ro, cầu mong mọi sự bình an, thuận buồm xuôi gió.

Trong 1 tháng, họ dành ra 4 ngày bao gồm ngày mùng 1, mùng 2, ngày rằm (15 và 16). Đây là những ngày cơ bản nhất mà bất cứ gia đình nào, đặc biệt là gia đình thương gia đều thắp hương thờ cúng và cầu thuận lợi trong làm ăn, buôn bán. Ngoài ra, người Hoa cũng có những ngày lễ quan trọng như: ngày Quan Ông, ngày Quan Âm, ngày thỉnh Thần Tài Thổ Địa,…

Sự khác biệt trong văn hóa thờ cúng của người Việt và người Hoa

Sự khác biệt về bày trí đồ cúng

Mỗi quốc gia có nghi lễ tôn giáo riêng biệt, điều này dẫn đến nguyên tắc và cách thức thờ cúng khác nhau. Người Việt thường sử dụng bộ tam sự hoặc bộ ngũ sự khi thờ cúng, trong khi người Hoa thường đơn giản với tượng Phật, bát hương, bình hoa hoặc tấm hình quan Công, di ảnh tổ tiên.

Bàn thờ của người Hoa thường đặt ở vị trí quan trọng trong nhà và thờ phụng nhiều thần linh như thần Cửa, thần Táo Quân, thần hộ mệnh và tổ tiên đến 3, 5 hoặc 9 đời. Họ còn thực hiện các nghi lễ thờ cúng và sử dụng bùa chú cho các mục đích khác nhau.

Phong tục thờ cúng của người Việt cũng có sự ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa và đã trải qua sự biến đổi để phù hợp với văn hóa tôn giáo của Việt Nam.

Nhìn chung, phong tục thờ cúng của người Hoa đa dạng và phong phú nhưng không phức tạp, và họ đã đóng góp vào sự đa dạng của tín ngưỡng và phong tục tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt là trong cộng đồng ở các quận trung tâm TP.HCM.

Khác nhau về tín nguỡng tâm linh

Người Hoa thường thờ các thánh nhân như Quan Công Võ Thánh, Tam Sơn Quốc Vương, và Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đối với họ, những vị này trở thành niềm tin không thể nào phai mờ, đã thấm sâu vào tâm hồn và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng thờ Phật. Mỗi gia đình người Hoa thường thiết lập bàn thờ riêng để tôn vinh các thánh nhân như Quan Âm, Thần Tài, và Thổ Địa, trang nghiêm và lộng lẫy. Họ thường tiến hành các nghi lễ thờ cúng đa dạng để xin sự minh chứng, hỗ trợ trong công việc và cuộc sống, và luôn tin tưởng vào sức mạnh của những thánh thần. Trước mọi hành trình, họ cầu nguyện và khấn nguyện để được bảo vệ, bình an và may mắn.

Trong gia đình người Việt, thường có một bàn thờ tổ tiên, thể hiện lòng tôn kính và lòng hiếu thảo của thế hệ con cháu. Tương tự như người Hoa, người Việt cũng thường thờ Phật, Mẫu, và các thần linh có nguồn gốc từ Trung Hoa. Bất kể nguồn gốc tôn giáo, phong tục thờ cúng riêng biệt này đã tạo nên đặc trưng văn hóa, làm phong phú tâm hồn và cuộc sống tinh thần của con người trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Khác nhau về phong tục thờ cúng ngày Tết

Trong việc thờ cúng tổ tiên và ông bà, có sự khác biệt giữa người Việt và người Hoa. Người Việt thường tổ chức lễ giỗ vào ngày mất hàng năm của người thân, trong khi người Hoa thường thờ cúng tổ tiên và ông bà vào các dịp lễ tết như Tết Nguyên Đán và các ngày lễ khác. Đặc biệt, vào ngày mùng 9 tháng 9 và 29 tháng 9 trong lịch Hoa, người Hoa trang hoàng bàn thờ tổ tiên với sự trọng thể và sự phong cách rất đặc biệt.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho quý vị bạn đọc về phong tục thờ cúng của người Hoa cũng như điểm giống và khác nhau với văn hóa nước ta. Trong kinh doanh buôn bán, nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta cần phải học ở họ sự tin tưởng, chữ tín khi làm ăn.


Xem thêm