Ý nghĩa và cách đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ

Mục lục bài viết

Trên thực tế rất ít gia đình thờ riêng “cửu huyền” và “thất tổ” mà thông thường là gộp thờ chúng trên cùng một bàn thờ. Việc bày trí các đồ vật thờ cúng mang tính chất tâm linh bởi thế nhiều người thường băn khoăn không biết làm thế nào để đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ sao cho đúng, cần phải thực hiện những nghi thức gì khi đặt bài vị lên bàn thờ gia tiên.

Cửu Huyền Thất Tổ là gì?

Cửu Huyền Thất Tổ có ý nghĩa là 9 đời trong thế hệ một gia đình. Hay nói cách khác, thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ chính là thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng này thể hiện lòng kính trọng của con cháu trong nhà với các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dạy dỗ mình thành công, nên người.

Cửu Huyền Thất Tổ
Cửu Huyền Thất Tổ

Trong đó, Cửu Huyền nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ gồm có:

  • Cao Tổ: Ông sơ
  • Tằng tổ: Ông cố
  • Tổ phụ: Ông nội
  • Phụ: Cha
  • Bản thân
  • Tử: Con trai
  • Tôn: Cháu nội
  • Tằng tôn: Chắt (cháu cố)
  • Huyền tôn: Chít (cháu sơ)

Thất Tổ gồm:

  • Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ
  • Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ
  • Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ
  • Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ
  • Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ
  • Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ
  • Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ

Ý nghĩa bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ là tấm thẻ bài được làm bằng gỗ, trên đó khắc hoặc viết chữ Hán (九玄七祖) hoặc chữ Việt (Cửu Huyền Thất Tổ) thường được đặt ở giữa bàn thờ.

Trên ban thờ gia tiên của nhiều gia đình người Việt thường có một Bài vị (còn gọi là thần chủ) ở chính giữa, đề bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ”. Với ý nghĩa như là sự hiện diện của tổ tiên và những người đã khuất trong gia đình.

Khi đến ngày tuần tết, giỗ Tết, gia chủ thường khấn vái trước bài vị Cửu Huyền Thất Tổ hàm ý gửi lời khấn nguyện đến tổ tiên nơi suối vàng. Không chỉ gia chủ, các thành viên trong gia đình cũng cần thành tâm tỏ lòng nhớ ơn đến cội nguồn, huyết mạch. Thờ cúng đúng cách và có tấm lòng thành sẽ được các cụ tổ tiên che chở, phù hộ độ trì.

Cách viết bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Dù là bài vị Cửu Huyền Thất Tổ chữ Việt hay chữ Hán thì cách viết bài vị cũng cần tuân theo niêm luật Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Tức là tổng số chữ viết trên bài vị phải chia hết cho 4 hoặc chia 4 còn dư 3. Bởi vì, bài vị là thờ những người đã khuất ở cõi âm theo luân hồi.

Nghi thức an vị bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Đầu tiên, gia chủ cần chọn mua hoặc thỉnh tấm bài vị Cửu Huyền Thất Tổ tại một cơ sở uy tín, dùng giấy báo bọc kín và mang về nhà đặt chỗ trang nghiêm chờ ngày làm lễ an vị. Lưu ý sau khi thỉnh bài vị nên đi thẳng về nhà, không dừng chân hoặc ghé lại bên đường.

Sau đó, gia chủ cần sắp xếp bày trí bàn thờ gia tiên sao cho hợp lý. Nếu gia đình thờ Phật chung với thờ gia tiên thì bài vị Cửu Huyền Thất Tổ phải đặt thấp hơn tượng Phật. Chuẩn bị lư hương, bình hoa, mâm quả, nước, đèn cầy để làm nghi thức cúng trong lễ an vị.

Đến ngày làm lễ, sắp xếp bàn thờ theo đúng thứ tự: bên ngoài đặt lư hương ở giữa, bình hoa bên phải, đĩa hoa quả bên trái, đổ nước sạch vào chén, pha bình trà nhỏ đặt phía trên, đốt đèn cầy.

Đến giờ hành lễ, quý gia chủ ăn mặc sạch sẽ, mở giấy bọc bài vị ra dùng khăn sạch pha chút rượu trắng lau sạch mặt bài vị. Vừa lau vừa đọc câu chú “án lam xóa ha” 9 lần, sau đó đặt bài vị vào phía trong cùng bàn thờ.

Đốt hương trầm trung lư hương, thắp đèn, đốt nhang đứng trang nghiêm trước bài vị, xá 3 xá sau đó đưa nhanh lên trán và khấn:

Hôm nay là ngày…….tháng……….năm ……….

(Chúng) con tên là ……………., ………..tuổi, ở tại………………

Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.

Kính mong Cửu Huyền Thất Tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.

(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu Huyền Thất Tổ và Nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh.

Xá ba xá. Cắm nhang vào lư hương. Nhang trường cắm phía trước, các cây nhang nhỏ cắp phía sau (trong) tạo thành ba điểm rời nhau, có trật tự (không cắm loạn xạ, bừa bãi). Quỳ xuống, lạy bốn lạy. Đứng dậy xá ba xá.

Lưu ý: Gia chủ nên chọn ngày đẹp trong tháng, khung giờ Tỵ ( từ 9 đến 11 giờ sáng) để tiến hành nghi thức an vị bài vị Cửu Huyền Thất Tổ.

Loại gỗ dùng làm Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ từ xưa đến nay thường được trân trọng làm bằng gỗ Mít, Thị, Vàng Tâm vì độ bền, mà lại thơm, gắn liền với ý nghĩa tâm linh lên rất thích hợp và được trọng dụng trong việc làm bài vị thờ cúng.

Ngài nay, nếu không có ba loại gỗ trên thì làm bài vị Cửu Huyền Thất Tổ bằng gỗ Dổi, Hương, Gụ, Gõ đỏ, cho phù hợp với không gian thờ hiện đại. Những loại gỗ này thường có giá thành cao mà cũng chẳng bền hơn gỗ Mít, Vàng Tâm là loại gỗ chuyên dùng cho làm đồ thờ.


Xem Thêm: