Hai tiếng gọi thân thương “Bác Hồ” dường như đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người con Việt Nam. Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già muôn đời kính yêu của dân tộc Việt Nam. Tưởng nhớ công ơn cao đẹp ấy, người dân khắp nơi đã lập nên bàn thờ bác Hồ, họ đặt trong không gian trang trọng, thành kính và một tấm lòng biết ơn sâu sắc dành cho Người. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về nét đẹp bàn thờ Bác nhé!
Lập bàn thờ Bác Hồ- nét đẹp truyền thống của người Việt
Mỗi độ đất nước vào Xuân, nhà nhà nô nức vui vẻ đón Tết, không thể không nhớ đến Bác Hồ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, Người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình vì sự độc lập tự do của dân tộc.
Vào dịp đặc biệt này, không chỉ các cơ quan, đoàn thể hay các khu tưởng niệm, mà người dân Việt cũng thắp nhang trên bàn thờ Bác cùng với tổ tiên; vào mỗi dịp lễ, hay dịp lễ 30/4, 01/5 và ngày sinh nhật Bác (19/5) hàng năm, những lẵng hoa quả tươi và khói hương chuẩn bị cẩn thận tưởng nhớ Bác.
Những ngày này đặc biệt nhất với hội Cựu chiến binh ấp, họ luôn vận động hội viên lập bàn thờ Tổ quốc trước nhà và làm cột cờ, đế cờ đúng quy cách theo quy định.
Việc treo ảnh và thờ Bác trong gia đình là việc nên làm để ghi nhớ công ơn to lớn của Người. Đây cũng là cách để nhắc nhở bản thân cũng như giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng thiết thực nhất cho thế hệ đi sau, phải luôn nỗ lực trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Vị trí đặt bàn thờ Bác Hồ
Mỗi đơn vị, cơ quan hay không gian có kích thước khác nhau, vì vậy để việc đặt bàn thờ suôn sẻ, bố trí hợp lý, có thể mời chuyên gia phong thủy hoặc kiến trúc sư để tham khảo
Hướng xấu ảnh hưởng đến phong thủy và bàn thờ là hướng Ngũ quỷ là hướng Tây Nam hay Đông Bắc. Cần tránh đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc nhìn ra hướng Tây Nam hoặc ngược lại. Phòng thờ cũng không nên có hướng đặt ngược với hướng nhà.
Cũng không nên đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào, điều này dễ dàng làm hao tổn, thoát khí và đem lại điều không may mắn. Vị trí cạnh cửa sổ hay nơi có luồng gió mạnh không hợp lý cho việc đặt bàn thờ bởi trong phong thủy, điều này là cấm kỵ.
Không gian thờ phải yên tĩnh, thanh tịnh. Tránh những vị trí như cửa ra vào hay cầu thang, chốn đông người qua lại, làm mất đi sự yên tĩnh hay những chỗ nặng âm khí và xú khí như nhà vệ sinh, phòng tắm.
Lưu ý khi thờ cúng Bác Hồ
Ngoài lựa chọn vị trí thiết kế bàn thờ, thì đồ cúng cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu không chú ý có thể gây ra sự thiếu hài hòa và giảm đi sự thành kính, tôn trọng với Bác.
Bàn thờ có kích thước phù hợp, vừa phải, không quá cao hay quá thấp, nếu không có thể ảnh hướng đến phong thủy, hòa hợp Âm- Dương và yếu tố thẩm mỹ.
Phòng thờ nên thiết kế trang trọng, lịch sự, hòa nhã tạo không gian trang trọng và phù hợp với phong cách sống của Bác
Phòng thờ sạch sẽ, gọn gàng, được vệ sinh, lau chùi thường xuyên. Thắp hương, dâng lễ đều đặn
Khi vào phòng thờ giữ phong thái trang nghiêm, đứng đắn, ăn vận chỉnh tề, trang trọng.
Bàn thờ Bác Hồ bày những Đồ gì?
Bàn thờ Bác cần chuẩn bị những đồ sau:
- Di ảnh hay tượng Bác Hồ: đặt ở vị trí chính giữa, trang trọng, ngay ngắn trên bàn thờ.
- Đỉnh thờ
- Bát hương
- Lọ hoa thờ
- Mâm bồng đựng hoa quả lễ
- Mặt trống đồng mang bản sắc văn hóa Việt, đặt sau tượng Bác
- Tấm Đại tự hoặc Hoành phi câu đối/ Cuốn thư câu đối, treo phía trên, câu đối chữ quốc ngữ.. tùy vào không gian thờ
- Hai bên bàn thờ có thể bày thêm Chuông đồng hoặc Khánh đồng
Có thể bày thêm tranh ảnh, tượng bán thân, toàn thân cùng đồ thờ cúng cơ bản khác
Lưu ý khi chọn tượng Bác Hồ
Hình khối cân đối, tỉ lệ chuẩn: Hình khối tượng thường được đánh giá qua tỉ lệ khuôn mặt so với chiều dài cơ thể, gồm tỉ lệ vai, cơ thể, dáng tượng, đứng ngồi cân đối và có tỉ lệ giống nguyên mẫu
Diện mặt sắc nét, truyền thần
Pho tượng Bác Hồ đẹp thể hiện rõ nét từng chi tiết như đường chân mày, hốc mắt, mũi, miệng, gò má… ngũ quan hài hòa như nguyên mẫu, toát lên được “thần thái” của vị lãnh tụ vĩ đại.
Màu sắc đẹp, quy cách hoàn thiện chỉn chu
Pho tượng tốt phải vượt qua cả tiêu chí đánh giá về chất lượng nguồn nguyên liệu, kỹ thuật hoàn thiện bề mặt, nhẵn mịn tuyệt đối không có khuyết điểm, lồi lõm bởi sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng chất lượng của tác phẩm.
Sự tôn kính, yêu thương vô bờ bến của đồng bào, chiến sĩ miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trong tâm khảm của mỗi người mà nó được thể hiện bằng hành động, đó chính là việc lập bàn thờ Bác trong chính ngôi nhà của mình.
Sự tôn kính, yêu thương của đồng bào Việt đối với Bác không chỉ được khắc ghi trong tâm khảm mà còn được hữu hình thành hành động. Việc thờ cúng Bác trong chính không gian của mình dần trở thành nét đẹp văn hóa trong lòng dân tộc. Hy vọng với những thông tin chia sẻ của Đồ thờ Huyền Đức, mọi người có thể thêm hiểu, thêm yêu mến Bác, có thể mang lại căn nhà của mình linh hồn của Bác cũng như truyền thống cao quý của người Việt.
Các bài viết liên quan:
Tìm hiểu Văn hóa thờ cúng của người Hoa
Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Quả phật thủ có ý nghĩa gì trong văn hoá thờ cúng của người Việt
Vẻ đẹp và ý nghĩa Hoa sen gỗ trong văn hoá thờ cúng