Bàn thờ tam cấp

Lựa chọn và bày trí bàn thờ tam cấp đẹp đẽ, trang nghiêm

Mục lục bài viết

Bàn thờ tam cấp là một loại bàn thờ được sử dụng nhiều trong gia đình người Việt Nam. Đây là loại bàn thờ có ba tầng, tượng trưng cho tam cấp đại diện cho trời đất và người. Bàn thờ tam cấp thường được đặt ở vị trí quan trọng trong nhà, thường là góc phòng khách hoặc phòng thờ riêng.Vậy bàn thờ tam cấp so với các loại bàn thờ khác có điểm gì khác biệt? Ý nghĩa của bàn thờ tam cấp là gì? Bài viết dưới đây sẽ được Đồ thờ Huyền Đức chia sẻ giúp bạn đọc có thêm sự hiểu biết về dòng bàn thờ tam cấp này.

Bàn thờ tâm cấp thờ tự ở đâu

Bàn thờ tam cấp là loại bàn thờ 3 tầng, thường xuất hiện nhiều ở những ngôi nhà thờ họ, nhà thờ tổ hay từ đường. Theo quan niệm dân gian, tam cấp thể hiện tầng lớp, thức bậc cũng như vai vế trong một đại gia đình. Các mẫu bàn thờ tam cấp được thiết kế với nhiều hình dáng, mẫu mã theo nhiều phong cách khác nhau.

Bàn thờ tam cấp có cấu tạo giống như tên gọi của nó . Mặt bàn thờ không phải là một mặt phẳng như bàn thờ thông thường mà được thiết kế thành 3 tầng. Diện tích mỗi tầng càng lên cao càng nhỏ dần tương ứng với các chức năng khác nhau. Chân bàn thờ bao gồm 4 chân được chạm khắc tinh xảo với những họa tiết gần gũi, thân quen như hoa sen, rồng, phượng…

Ý nghĩa của bàn thờ tam cấp
Ý nghĩa của bàn thờ tam cấp

Ý nghĩa của bàn thờ tam cấp

Bàn thờ 3 cấp thể hiện cho thứ bậc, tầng lớp trong một gia đình. Với mỗi tầng sẽ được đặt như sau:

  • Tầng trên cùng là tầng cao nhất với diện tích nhỏ thường đặt di ảnh hoặc bài vị của tầng lớp cao nhất như cụ, cụ tổ dòng họ.
  • Tầng hai là nơi đặt di ảnh của ông bà đã khuất.
  • Tầng dưới cùng có diện tích rộng hơn so với hai tầng còn lại, là nơi bài trí bát hương, khay đựng rượu, mâm quả và những vật phẩm thờ cúng khác.

Hiện nay, loại bàn thờ này được sử dụng khá phổ biến, nhiều gia đình ưa chuộng để thuận tiện cho việc thờ cúng. Việc bài trí cũng phải tuân theo quy tắc là tầng trên thường dùng để thờ Phật còn lại bày đồ thờ cúng. Bên cạnh, bàn thờ tam cấp còn có bàn thờ nhị cấp. Sự khác biệt của hai loại bàn thờ này như thế nào cũng theo dõi tiếp nhé.

Điểm khác biệt giữa bàn thờ tam cấp và bàn thờ nhị cấp

Bàn thờ nhị cấp hay còn được gọi là bàn thờ 2 tầng hoặc bàn thờ 2 cấp. Loại bàn thờ nhị cấp hiện đại được thiết kế giống bàn thờ đơn nhưng có thêm một tầng diện tích nhỏ hơn mặt chính. Thông thường phần yếm của tầng thứ hai sẽ được chạm trổ các loại họa tiết đơn hoặc để trơn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Điểm khác nhau cơ bản là bàn thờ chia cấp sẽ được thiết kế thêm các mặt bàn giật cấp nhằm phân chia cấp bậc thờ cúng, còn bàn thờ thông thường chỉ có một mặt đơn.

Bàn thờ tam cấp và bàn thờ nhị cấp
Bàn thờ tam cấp và bàn thờ nhị cấp

Cách bài trí bàn thờ tam cấp

Bàn thờ 3 tầng là một vật phẩm thờ cúng linh thiêng nên đòi hỏi vị trí phải đặt ở nơi trung tâm của ngôi nhà, nơi đẹp và trang nghiêm nhất. Thông thường, loại bàn thờ chia cấp này sẽ phù hợp với một không gian phòng thờ cúng riêng.

Nếu gia chủ đang ở nhà chung cư thì nên chọn nơi có ít người qua lại để tránh gây ồn ào mất sự thanh tịnh. Tuyệt đối tránh vị trí cạnh nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc phía trên, dưới đường dẫn nước thải của tầng khác sẽ làm ô uế chốn linh thiêng.

Không nên dùng các loại gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ. Lựa chọn hướng tốt sao cho phù hợp với mệnh của gia chủ (xem theo tuổi). Lưu ý, không nên hướng bàn thờ ra hướng Ngũ Quỷ hoặc Lục Sát, không được sử dụng ánh sáng trắng cho không gian thờ cúng.

Nguyên tắc sắp xếp bàn thờ tam cấp:

Để việc thờ cúng thêm thanh tịnh, trang nghiêm, khi bố trí bàn thờ tam cấp gia chủ cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây

  • Bậc cao nhất của bàn thờ sẽ dùng để đặt bát hương thờ Phật và các bậc tối cao nhất trong thờ cúng tín ngưỡng của người Việt.
  • Bậc thứ hai sẽ dừng để đặt bát hương thờ các vị thần linh, ông bà chủ đất.
  • Bậc thứ 3 thờ bà Cô ông Mãnh và gia tiên của gia chủ.
  • Các gia chủ ngày nay thường đưa ông công hoặc thờ Phật trên cùng bàn thờ gia tiên. Nên gia chủ cần lưu ý nên đặt bàn thờ Phật và ông công ở vị trí cao nhất. Ngoài ra, trên bàn thờ phải đủ ngũ hành gồm kim, mộc, thủy, hỏa và thổ.

Xem Thêm: