Bộ tam sên cúng thần tài là một lễ vật cúng không thể thiếu trong các lễ cúng quan trọng như Thổ Thần, Thần Tài, cúng Khai Trương, Động Thổ,.. Tuy nhiên vẫn có người chưa biết bộ tam sên là gì? Ý nghĩa ra sao? Vì vậy, để chuẩn bị cho một buổi cúng bái đầy đủ, suôn sẻ, hãy đọc thông tin ở bài viết dưới đây nhé!
Bộ tam sên là gì? Ý nghĩa của bộ tam sên trong cúng bái
Bộ tam sên, tên gọi khác là bộ tam sanh là loại lễ vật gồm 3 loài tượng trưng cho yếu tố Thổ- Thủy – Thiên, tức các sinh vật sống ở các môi trường khác nhau: trên mặt đất, trên trời và dưới nước. Bộ tam sên là món lễ dâng không thể thiếu trong mâm cúng các lễ thờ cúng các vị Thánh, Thần hằng năm cư ngụ.
Ngoài ra, bộ tam sên dựa theo kinh Lăng Nghiêm của Đức Phật gồm noãn sinh (loài sinh từ trứng), thai sinh (loài sinh từ bào thai) và cuối cùng là thấp sinh (loài sinh ở nơi ẩm thấp như tôm, côn trùng…).
Bộ tam sên là lễ vật cúng bái được sử dụng dâng lên các Ngài mang nhiều ý nghĩa đẹp:
Mang theo yếu tố văn hóa, tâm linh tốt đẹp của dân gian Việt Nam.
Tượng trưng cho 3 yếu tố Thổ – Thủy – Thiên.
Là món quà, thành quả lao động chứng minh sự thành tâm kính bái của gia chủ đến các vị Thần Linh.
Bộ tam sên đầy đủ gồm những gì? Ý nghĩa của bộ tam sên
Bộ tam sên là sự kết hợp hài hòa của 3 yếu tố Thổ – Thủy – Thiên. Khi cúng bái không được thiếu bất kì một yếu tố nào:
Miếng thịt luộc đại diện cho hành Thổ và thai sinh.
Trứng vịt/ gà luộc đại diện cho hành Thiên và noãn sinh (do vịt là loài có lông vũ, có thể bay trên trời, và dùng trứng là để biểu trưng hơn cho tính phồn thực)
Con tôm hoặc cua đại diện cho hành Thủy.
Bên cạnh bộ tam sên, mâm lễ cúng thần tài còn bao gồm:
- Hoa cúc kim cương tươi.
- Trái cây mâm ngũ quả.
- Nhang rồng phụng.
- Đèn cầy.
- Gạo hũ trắng.
- Muối hũ trắng.
- Trà khô bắc.
- Rượu nếp trắng.
- Nước trắng.
- Giấy cúng động thổ.
- Bánh kẹo.
- Trầu cau tươi.
- Xôi gấc đậu xanh.
- Chè đậu trắng.
- Bánh hỏi.
- Cháo trắng.
Bộ tam sên thường sử dụng trong lễ cúng nào?
Mang ý nghĩa tốt đẹp, bộ tam sên được xem là lễ vật không thể thiếu khi chuẩn bị cho mâm cúng các dịp lễ bái trong năm, ví dụ như:
- Bộ tam sên cúng vía Thần Tài, Thổ Địa.
- Bộ tam sên cúng khai trương.
- Cúng động thổ, nhập trạch, tạ đất đai…
- Cúng lễ khi mở cửa hàng buôn bán kinh doanh
- Lễ cúng thôi nôi, đầy tháng cho các em bé.
- Cúng tam tai, giải hạn…
Lưu ý về bộ tam sên cúng Thần Tài Thổ Địa
- Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa phải được thắp hương trong khung giờ: sáng từ 6- 7h, chiều từ 6- 7h, mỗi lần với 5 cây nhang. Khi thắp nhang, để ý và thay nước trong lọ hoa.
- Cúng Thần Tài phải có bộ tam sên
- Vị trí đặt: đặt bộ tam sên ở chỗ thấp và hướng ra cửa chính.
- Tuyệt đối không để động vật, gia súc vào quấy phá, trèo lên làm ô uế bàn thờ.
- Lễ vật sau khi cúng.
Bộ tam sên, hoàn toàn ăn được. Sau khi hoàn thành lễ bái, bộ tam sên cùng hoa quả, xôi chè, bánh kẹo phải chia cho thành viên gia đình, chia cho người ngoài sẽ mất lộc
Gạo, muối cúng xong, không được vung vãi ra ngoài, dùng lại để hưởng lộc.
Vàng bạc, quần áo cúng xong mang đốt sạch.
Rượu, nước cúng đứng bên ngoài cửa tưới vào nhà với ý nghĩa là mang lộc vào nhà.
Các bài viết liên quan:
Tìm hiểu Văn hóa thờ cúng của người Hoa
Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Quả phật thủ có ý nghĩa gì trong văn hoá thờ cúng của người Việt
Vẻ đẹp và ý nghĩa Hoa sen gỗ trong văn hoá thờ cúng