Cách lập Bàn Thờ Thổ Công thờ tại nhà để cầu bình an, may mắn

Mục lục bài viết

Tục lệ thờ cúng Thổ Công là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, được lưu truyền qua bao thế hệ. Mọi gia đình người Việt đều có tục lệ này, dù là nhà mặt đất hay chung cư, mỗi gia đình đều thờ cúng Thổ Công. Vậy cách Cách lập Bàn Thờ Thổ Công tại nhà như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Bàn thờ Thổ Công là gì?

Bàn thờ Thổ Công đóng vai trò là điểm thờ cúng thần Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa), tạo sự kết nối giữa gia chủ và thần thủ trưởng đất đai. Tại nhiều nơi, bàn thờ Thổ Công thường chia sẻ không gian với bàn thờ tổ tiên, tạo nên một sự liên kết tâm linh đặc biệt. Tuy vậy, cũng có trường hợp nhầm lẫn giữa bàn thờ Ông Địa và Thổ Công, trong đó một số gia đình đặt chúng ở vị trí gần bếp. Tuy nhiên, thực tế, bàn thờ Thổ Công chính xác nhất thường là bàn thờ Ông Địa được đặt dưới mặt đất.

Các bước lập bàn thờ Thổ Công tại gia

B1 – Xác định vị trí đặt bàn thờ Thổ Công

Thần thổ công là vị thần trông coi việc bếp núc, thần thổ kỳ trông nom việc chợ búa hoặc cai quản việc sản sinh các vật.

Vì vậy trong dân gian xưa, bàn thờ Thổ Công thường đặt ở bên trên bếp, cạnh bếp hoặc trong bếp. Nó thể hiện tín người thờ vị thần chuyên cai quản chuyện bếp núc trong gia đình với mong muốn giữ lửa và mong gia đình sung túc, thuận hòa.

Tuy nhiên khi chọn vị trí đặt bàn thờ Thổ Công trong nhà, không nên đặt ở đối diện cửa nhà vệ sinh hay cửa chính hoặc các nơi ồn ào. Bởi nó sẽ khiến tài vận của gia chủ vị suy giảm, thất thoát tiền bạc.

Cách lập Bàn Thờ Thổ Công
Cách lập Bàn Thờ Thổ Công

Đồng thời việc xác định hướng đặt bàn thờ Thổ Công theo tuổi cũng không kém phần quan trọng. Thường gia chủ sẽ lựa chọn hướng đặt theo tuổi của mình để hút tài lộc, may mắn:

  • Tuổi Tý: Đặt bàn thờ ở hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và hướng Tây.
  • Tuổi Sửu: Đặt bàn thờ ở hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông và Tây
  • Tuổi Dần: Đặt bàn thờ ở hướng Tây, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc.
  • Tuổi Mão: Đặt bàn thờ ở hướng Nam, Bắc, Đông Nam và Nam
  • Tuổi Thìn: Đặt bàn thờ ở hướng Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc
  • Tuổi Tỵ: Đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam, Tây Bắc, Tây và Đông Bắc
  • Tuổi Ngọ: Đặt bàn thờ ở hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam.
  • Tuổi Mùi: Đặt bàn thờ ở hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam
  • Tuổi Thân: Đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây, Tây Nam
  • Tuổi Dậu: Đặt bàn thờ ở hướng Nam, Bắc, Đông, Đông Nam
  • Tuổi Tuất: Đặt bàn thờ ở hướng Nam, Bắc, Đông, Đông Nam
  • Tuổi Hợi: Đặt bàn thờ ở hướng Tây Bắc, Tây, Tây Nam, Đông Bắc.

B2- Thỉnh mua bàn thờ thổ công

Thuật ngữ “thước lỗ ban” rất quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng và đóng đồ nội, ngoại thất. Bàn thờ Thổ Công là nơi thờ cúng vị thần Cai quản bếp núc, là nơi vô cùng linh thiêng nên càng phải chú trọng. Từng kích thước của bàn thờ đều có một ý nghĩa riêng theo thước lỗ ban – một loại thước được dùng làm quy chuẩn phong thủy cho đồ đạc trong gia đình.

Có những con số mang lại may mắn, tốt lành, trái lại có những con số lại rơi vào họa hại. Vì vậy, kích thước bàn thờ chuẩn là yếu tố tiên quyết khi lập gian thờ. Tuy nhiên, thước lỗ ban cũng có nhiều kích thước, mỗi loại phù hợp với những việc xây, sửa đồ đạc khác nhau. Chú ý và hiểu rõ về kích thước lỗ ban giúp gia lập bàn thờ Thổ Công đúng kích thước dài – rộng – cao, rước may mắn tài lộc về nhà.

Tham khảo: Bàn thờ Thần Tài mini nhỏ gọn cho không gian hẹp

B3- Xem ngày thỉnh làm lễ

Thần Thổ công không chỉ cai quản đất đai 1 vùng, ông còn giúp gia chủ mang lại tài lộc, may mắn. Bởi vậy, ngày đẹp nhất trong tháng để đặt bàn thờ Thổ công là ngày vía thần tài –  mùng 10 âm lịch, tránh chọn ngày tam tai. Đồng thời, bạn nên mua bàn thờ Thổ Công trước từ 2 đến 3 ngày trước khi làm lễ. Bởi nó sẽ thể hiện sự tận tâm, tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần.

B4- Chuẩn bị đồ lễ

Việc chuẩn bị đồ lễ nên chuẩn bị tươm tất, đầy đủ. Tuy nhiên cũng cần tùy thuộc vào tài chính của gia chủ, quan trọng là tấm lòng thành kính mà gia chủ dâng lên. Nhìn chung đồ lễ sẽ bao gồm:

  • Một bộ tam sên cúng Thần Tài bao gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng vịt luộc
  • Một con gà luộc (Nên chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng), một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
  • Một dĩa muối, một dĩa gạo, một ly nước trong, 3 ly nước trà, 3 ly rượu trắng, 1 bao thuốc.
  • Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm
  • Một mâm ngũ quả, một bình hoa, hai cây đèn cầy.
  •  Một đĩa bánh kẹo + Giấy tiền vàng mã
  • Ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước

B5- Cách bốc bát hương Thổ Công

Sau khi mua bát hương về, bạn sử dụng nước muối và gừng để rửa sạch (có thể sử dụng thêm hoa hồng). Sau khi rửa thì phơi khô và xông bát hương cùng trầm hương để thanh tẩy. Lưu ý: nước rửa bát hương sau khi sử dụng không được đổ xuống cống, thay vào đó có thể đổ ra sân nhà.

Phần đáy bát hương, hãy sử dụng 1 mảnh giấy kim vàng để lót, nó có tác dụng phòng những đồ yểm bên trong bát không bị cháy. Ngoài ra, bát hương thờ thổ công cũng phải có tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5, tiền âm ngũ lộ thần tài được gấp thành thuyền nhỏ xếp ở cốt thất bảo.

Bước tiếp đến, sử dụng tro bếp bằng trấu hoặc rơm nếp, đừng cho cát vì nó sẽ nặng. Đọc chú mật tâm hoặc kinh theo môn phái để an vị bát hương. Trong quá trình làm phép lần đầu tiên, bạn cũng phải cắm cây chữ thọ bằng đồng rồi thắp hương vòng, đốt 3 hoặc 9 nén hương tùy vào bát.

Vậy đồ thờ trên Bàn Thờ Thổ Công gồm những gì?

Bàn Thờ Thổ Công gồm những gì?
Bàn Thờ Thổ Công gồm những gì?

Việc lựa chọn đồ thờ cho gian thờ Thổ Công là vô cùng quan trọng. Bạn cần phải chuẩn bị các lễ vật sau:

  • Tượng Thần Tài – Thổ Địa
  • Bát hương,
  • Ống hương
  • 1 hoặc 2 bình hoa tươi
  • Chóe thờ
  • Nậm rượu
  • Đèn thờ
  • 3 hoặc 5 chén thờ
  • Ông Cóc
  • Bát sâm

Cách bày trí bàn thờ Thổ Công chuẩn xác nhất

  • Hình tượng của Ông Địa được đặt bên phải, còn Thần Tài thường đứng đối xứng bên trái trên bàn thờ. Ngoài ra, trong khoảng không gian giữa hai hình tượng này, có thể sắp xếp một hũ nước, một hũ gạo và một hũ muối. Việc thay đổi nước, gạo và muối trong các hũ này mỗi tháng là cần thiết.
  • Ở trung tâm của bàn thờ luôn có một bát hương lớn để thắp hương.
  • Bên cạnh đó, bạn nên bố trí một lọ hoa và một đĩa hoa quả tươi trên bàn thờ để tôn vinh không gian thờ cúng.
  • Các chén nước này thường được sắp xếp trước bát hương, tượng trưng cho ngũ hành.
  • Không thể bỏ qua việc đặt Ông Cóc bên trái bàn thờ. Buổi sáng, hình tượng Ông Cóc nên được xoay ra ngoài, trong khi vào buổi tối, hình tượng này nên được xoay vào bên trong.

Những lưu ý khi lập bàn thờ Thổ Công

  • Không nên đặt bàn thờ đối diện nhà vệ sinh, bếp hoặc những nơi tối tăm.
  • Không nên đặt bàn thờ phía dưới phòng vui chơi của trẻ nhỏ làm giảm đi sự trang nghiêm cần có của phòng thờ.
  • Bàn thờ nên đặt đối diện nơi có ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ.
  • Cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ để khấn cúng Thổ Công.
  • Khi cúng lập bàn thờ Thổ Công, gia chủ cần ăn mặc gọn gàng, trang nghiêm.

Bàn thờ Thổ Công là một phần không thể thiếu của mỗi gia đình. Bên em có bán bàn thờ Thổ Công với đa dạng mẫu mã, kích thước, giá cả từ bình dân tới cao cấp. Anh chị có nhu cầu thỉnh bàn thờ Thổ Công giá ưu đãi, hãy liên hệ với em qua sđt/zalo: 0965.999.463 để được tư vấn chi tiết về mẫu bàn thờ phù hợp với tài chính, không gian của anh chị.


Xem thêm: