Nước bao sái là gì? Dùng nước bao sái để lau bàn thờ có tăng tài lộc?

Mục lục bài viết

Nước bao sái là gì? Dùng nước bao sái để lau bàn thờ có tăng tài lộc?

Phong tục dọn dẹp hay bao sái bát hương của người Việt Nam mỗi khi tết đến xuân về không còn xa lạ đối với chúng ta, vậy nên lau bàn thờ bằng nước gì?. Trong đó, việc sử dụng Nước bao sái như thế nào cho chuẩn vẫn còn khá mơ hồ và chưa nhiều người hiểu được ý nghĩa của chúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý anh/chị hiểu rõ hơn về nước bao sái và cách sử dụng chúng khi lau dọn bàn thờ ngày cuối năm hoặc khi thỉnh mới ban thờ Thần Tài.

Nước Bao Sái Lau dọn bàn thờ

Nước bao sái là gì?

Nước thơm bao sái bàn thờ hay còn được gọi là nước thơm khai vận là nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn) hoặc rượu gừng dùng để tẩy uế và lau rửa đồ thờ cúng. Thông thường, người ta đun sôi những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm sau đó có thể dùng để lau dọn. Tên gọi của loại nước này có ý nghĩa là lời cầu chúc sự thay đổi tốt đẹp hơn trong năm mới, hy vọng mọi việc của gia chủ sẽ trở nên tốt đẹp.

Theo nhà Phật, bao sái được hiểu là việc vệ sinh bát hương. Đây là công việc quan trọng cần làm vào dịp cuối năm, thường là vào ngày cúng ông Công, ông Táo, tức ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Việc bao sái vừa thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu trong nhà, vừa thể hiện mong muốn có một năm mới bình an.

Nước bao sái là gì?

Hướng dẫn tự làm nước bao sái bàn thờ đúng chuẩn

Nước rượu pha gừng

Rượu và gừng là hai loại thực phẩm có tính ấm, khử mùi hiệu quả. Pha nước bao sái bàn thờ bằng 2 nguyên liệu này chỉ cần đập dập 1-2 củ gừng sau đó pha với rượu trắng, gia chủ đã có một loại nước lau dọn bàn thờ đúng chuẩn. Lau dọn bàn thờ bằng nước rượu pha gừng có khả năng tẩy uế, làm sạch vết bẩn bám dính lâu ngày trên bàn thờ mà không cần dùng chất tẩy rửa.

Người xưa quan niệm rằng, rượu và gừng có khả năng xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều đen đủi, đêm đến những điều tốt lành cho gia chủ. Vì thế, sử dụng nước rượu pha gừng để bao sái bàn thờ cũng là cách để thu hút tài lộc, rước may mắn về nhà.

Nước ngũ vị hương

Nguyên liệu của nước ngũ vị hương bao sái bàn thờ bao gồm 5 loại hương liệu khác nhau như đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang. Chỉ cần đun sôi 1,5 lít nước lọc với các thảo dược trên từ 3 đến 5 phút rồi tắt bếp. Nếu muốn tỏa hương lâu hơn, gia chủ có thể thêm các nguyên liệu khác hoặc đun thêm vài phút.

Vì có tính nóng từ các loại hương liệu tạo thành nên đây là loại nước được xem là tốt nhất trong việc lau dọn Bàn Thờ Thần Tài. Trong ý nghĩa tâm linh dân gian, những loại thảo mộc này có khả năng loại bỏ những uế khí, khí tà ma, xui rủi trong gia đình. Ngoài ra, mùi hương của ngũ vị còn có tác dụng chống ẩm mốc, xua đuổi côn trùng và mang lại một mùi hương thoang thoảng dễ chịu.

Cách sử dụng nước bao sái lau dọn bàn thờ

Đầu tiên, gia chủ nên dùng khăn mới, sạch thấm nước bao sái. Sau đó, dùng khăn vừa thấm nước lau chùi bàn thờ Thần Tài, vật thần tài, đồ thờ cúng sạch sẽ. Sau khi lau xong bằng khăn ướt nên lau lại bằng khăn khô và đặt đồ cúng trang nghiêm, ngay ngắn vào đúng vị trí ban đầu.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước thơm khai vận để lau chùi các đồ vật cũ, vật phẩm được cho tặng hay trang sức phong thủy… Điều đó sẽ giúp trừ tà và đem lại tài khí, bình an cho người sở hữu trong năm mới.

Cách sử dụng nước bao sái lau dọn bàn thờ

Một số lưu ý trong quá trình bao sái, lau dọn bàn thờ

Trong các gia đình của người Việt thì mọi nhà đều đặt trên ban thờ những bát hương (bát nhang) để cắm hương khi cúng, giỗ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bao sái sao cho phù hợp, không phạm phải những kiêng kị. Sau đây là những điều cần lưu ý khi bao sái, lau dọn bàn thờ:

  • Chuẩn bị đồ lau dọn bàn thờ: Khi lau dọn, gia chủ nên chọn khăn mới, chổi mới, hoặc chổi quét chuyên dùng cho bàn thờ. Nước dùng để lau dọn phải là nước ấm và sạch, không được dùng nước lạnh. Gia chủ nên tắm rửa cho thân thể sạch sẽ rồi mới bắt đầu bao sái bàn thờ.
  • Không di chuyển bát hương: Bát hương không chỉ là nơi cắm hương sau khi khấn vái mà còn là nơi linh hồn ông bà tổ tiên ngự. Lúc lau dọn bàn thờ, gia chủ cần cẩn thận, không làm di chuyển vị trí bát hương kẻo gây tai ương cho chính mình và gia đình. Một số gia đình gắn cố định bát hương trên bàn thờ để tránh di chuyển khi bao sái.
  • Tránh làm đổ vỡ đồ thờ cúng: gia chủ tránh làm đổ vỡ đồ thờ cúng. Dù hành động này có vô tình đi chăng nữa cũng sẽ khiến vong linh người đã khuất quở trách. Từ đây, gia chủ có thể gặp phải những phiền toái không đáng có vì tội bất kính.
  • Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài. Việc làm này dễ gây “tán tài”. Nếu muốn thay bát hương gia chủ nên dùng chiếc thìa nhỏ múc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên. Không lau dọn thường xuyên vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí, nếu động chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt.
  • Không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật: Người xưa thường quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Trên đây là những thông tin về nước bao sái và việc bao sái bàn thờ mà Đồ thờ Huyền Đức cung cấp cho quý vị. Có thể nói, việc bao sái là công việc không hề khó khăn, chỉ cần gia chủ có tấm lòng chân thành, cơ thể sạch sẽ và làm việc tỉ mỉ là đều có thể làm được. Bên cạnh đó, việc bao sái bàn thờ thành tâm, đúng cách sẽ giúp gia chủ thêm tài lộc, có nhiều may mắn trong cuộc sống.

 

Các bài viết lưu ý khác bạn nên xem: